Egypt Israel Oct 2007




Bấm nút "Download Now"
để cài Windows Media Player. 
Windows Media Player 11
Download Now

Windows Media Download Center
 

Sunday, August 21, 2005

Phản ứng Pavlov trong xã hội về danh xưng giữa quan và dân

Lê Văn Khoa

Chuyện xảy ra tại một đất nước nọ có truyền thống rất lâu đời là mọi người dân trong nước, dù già dù trẻ, đều phải gọi các quan, dù lớn dù nhỏ, dù già dù trẻ, là cha là mẹ và xưng là con. Truyền thống này đã bắt đầu từ thời cha ông tổ tiên cách đây cả mấy ngàn năm.

Thời ấy Mạnh Tử, một người được dân chúng coi là thánh nhân, đã dạy các vua quan phải yêu thương và lo cho dân chúng như cha mẹ yêu thương và lo cho con cái mình. Và ông đã dùng thành ngữ “dân chi phụ mẫu” (cha mẹ của dân, people’s parents) áp dụng cho vua quan để nhắc nhở họ bổn phận phải yêu thương và chăm sóc dân như cha mẹ đối với con cái. Và chính khi họ yêu thương dân như cha mẹ thì họ xứng đáng được dân coi như cha mẹ của họ.

Nhưng sau đó, các quan trong nước cứ dựa vào câu của thánh nhân nói để bắt con dân của mình gọi mình là cha mẹ cho dẫu rất nhiều vị chẳng hề quan tâm tới chuyện yêu thương dân và lo cho dân gì cả. Nhiều vị quan còn hống hách với dân, hà hiếp dân, chẳng có một chút tình thương nào đối với dân, coi dân chúng như một đàn bò để mình có sữa uống hằng ngày, nhưng vẫn cứ đòi hỏi dân phải gọi mình bằng cha bằng mẹ. Nếu họ không chịu gọi như thế thì tỏ ra bực bội họ, tẩy chay họ, chụp mũ họ là theo giặc, là gian tế, là dám coi thường lời thánh nhân. Họ không hề tự hỏi ai mới là người coi thường lời thánh nhân?

Dân chúng vốn hiền lành và đã chấp nhận thói quen bị hà hiếp suốt mấy chục thế kỷ nên cũng muốn mọi chuyện được xuôi sẻ, không muốn gặp chuyện phiền phức khó dễ trong đời sống xã hội, đành bấm bụng gọi họ bằng cha bằng mẹ và xưng con ngọt sớt với họ cho xong chuyện. Tuy nhiên cũng có nhiều người tự nguyện xưng hô như vậy để lấy lòng quan hầu được hưởng những ân huệ mà quan nhỏ giọt cho. Thật tội nghiệp!

Hiện tượng này trong xã hội giống như một phản xạ có điều kiện theo lý thuyết của Pavlov. Một con chó mỗi lần người ta cho ăn thì họ lại đánh một tiếng kẻng. Sau nhiều lần, chỉ cần nghe tiếng kẻng mà không cần nhìn thấy đồ ăn là con chó cũng chạy tới chỗ thường ăn và dịch vị trong dạ dày nó tiết ra y như khi thực sự trông thấy đồ ăn vậy.

Trong bối cảnh bài này, đồ ăn tượng trưng tình thương và sự quan tâm lo lắng của các quan đối với dân; tiếng kẻng tượng trưng chức vụ làm quan; dịch vị trong dạ dày tiết ra tượng trưng việc gọi quan bằng cha mẹ.

Khởi đầu các quan yêu thương và lo cho dân nên dân coi quan như cha mẹ mình. Nhưng một thời gian sau, chỉ cần là thấy ai là quan, dù vị quan ấy chẳng hề yêu thương hay lo cho dân chút nào, thậm chí còn làm hại dân nữa, thì phản ứng của dân là vẫn cứ gọi vị quan ấy là cha mẹ như thường. Còn vị quan tuy dù chẳng hề yêu thương và lo cho dân, nhưng nếu thấy ai không gọi mình là cha mẹ thì cảm thấy khó chịu, bực bội, không quen… và đôi khi nổi quạu. Về sau, người ta không còn quan tâm tới chuyện quan có yêu thương dân hay không, mà chỉ cần làm quan là được dân chúng gọi bằng cha mẹ rồi! Phần nào vì làm quan thì có quyền, nhất là trong xã hội theo cơ chế xin-cho, nên người dân sẵn sàng chấp nhận lệ đó như một luật của xã hội. Ai không theo luật đó là bị tẩy chay ngay, không chỉ bởi các quan mà còn bởi người dân nữa (vì họ dám hành xử khác với mình!)

Sự đời là thế đấy!
Comments: Post a Comment

<< Trở Về Trang Chính - Home Page
Cám ơn quí vị, xin mời vào trang sau đây:
  • NGỌN NẾN NHỎ
  • This page is powered by Blogger. Isn't yours?