Egypt Israel Oct 2007




Bấm nút "Download Now"
để cài Windows Media Player. 
Windows Media Player 11
Download Now

Windows Media Download Center
 

Monday, December 13, 2010

Click to play this Smilebox greeting
Create your own greeting - Powered by Smilebox
Create your own greeting card


Merry Christmas and Happy New Year
Cám ơn quí vị, xin mời vào trang sau đây:
  • NGỌN NẾN NHỎ
  • Monday, July 12, 2010

    CUỘC KHỔ NẠN CỦA GIÁO HOÀNG BENEDICT


    CUỘC KHỔ NẠN CỦA GIÁO HOÀNG BENEDICT






    Cuộc khổ nạn của Giáo hoàng Benedict. Sáu cáo trạng, Một câu trả lời.



    Nạn ấu dâm chỉ là vũ khí mới nhất nhằm chống lại Joseph Ratzinger. Và mỗi lần, ngài lại bị tấn công vào đúng chỗ ngài thực thi vai trò lãnh đạo của mình nhiều nhất. Từng vụ một, đây là các điểm phê phán triều đại giáo hoàng này.



    Rome, April 7, 2010 - Cuộc tấn công đánh vào giáo hoàng Joseph Ratzinger, dùng vũ khí vụ tai tiếng gây ra bởi các linh mục thuộc Giáo hội của ngài, là một hằng lượng dưới triều đại giáo hoàng này.

    Gọi đó là một hằng lượng, bởi vì, mỗi lần, trên những địa hạt khác nhau, đánh vào Benedict XVI có nghĩa là đánh vào chính con người đã hoạt động và còn đang hành động, cũng trên chính những địa hạt đó, với viễn kiến, với quyết tâm và với thành công lớn nhất.

    xxx


    Sóng gió nổi lên tiếp theo sau bài diễn từ của ngài tại Regensburg hôm 12 tháng 9 năm 2006 là cú đầu tiên trong một loạt những cuộc tấn công. Benedict XVI bị tố cáo là kẻ thù của Hồi giáo, là người đề xuất kích động nên cuộc xung đột giữa các nền văn minh. Mà ngài lại chính là con người, với sự trong sáng giản dị và tấm lòng can trường, đã vạch ra đâu là gốc rễ rốt ráo của những bạo hành, tìm thấy trong ý niệm Thiên Chúa bị cắt lìa ra khỏi tình trạng lý trí, và rồi nói ra cách thức để lướt thắng được.

    Nạn bạo hành và cả đến giết chóc tiếp theo sau những lời của ngài, đã là bằng chứng đáng buồn rằng ngài nói đúng. Nhưng, trên hết cả, sự kiện ngài đã đánh trúng vào yếu điểm đã được xác nhận bằng những tiến bộ trong cuộc đối thoại giữa Giáo hội Công giáo và Hồi giáo xảy ra sau đó -- không phải không kể tới, mà là bởi vì bài diễn từ tại Regensburg - và lá thư của 138 nhà trí thức Hồi giáo gửi cho Đức giáo hoàng, cũng như cuộc thăm viếng Thánh đường Xanh tại Istambul, đã là những dấu hiệu rõ rệt và hứa hẹn nhất.

    Với Benedict XVI, cuộc đối thoại giữa Kitô giáo và Hồi giáo, cũng như đối với các tôn giáo khác, nay đang được tiến hành với ý thức rõ rệt hơn về những gì tạo ra khác biệt, trong phạm vi đức tin, và về những gì có thể kết hiệp các bên, đó là luật thiên nhiên được Thiên Chúa viết trong tâm khảm mỗi con người.

    xxx


    Đợt cáo buộc thứ hai chống Đức giáo hoàng Benedict mô tả ngài là kẻ thù của lý trí hiện đại, và đặc biệt là biểu hiện tối cao của nó, tức là khoa học. Đỉnh điểm của chiến dịch thù nghịch này xảy ra vào tháng giêng năm 2008, khi các giáo sư buộc Đức giáo hoàng phải hủy bỏ cuộc thăm viếng ngôi trường đại học chính thuộc giáo phận của ngài, đó là trường Đại học "La Sapienza" ở Rome.

    Vậy mà – cũng như trước đây tại Regensburg và rồi tại Paris ngày 12 tháng 9 năm 2008 ở trường Collège des Bernadins – bài diễn từ mà ngài có ý định đọc tại trường Đại học ở Rome lại là một bảo vệ rõ rệt tính liên hệ bền vững giữa đức tin và lý trí, giữa chân lý và tự do: “Tôi không đến để áp đặt đức tin, nhưng để kêu gọi lòng can đảm tìm hiểu sự thật.”

    Điều nghịch lý : Benedict là một “người soi sáng (illuminist)” lớn lao trong một thời đại mà chân lý có quá ít người ngưỡng mộ, còn hoài nghi thì chiếm thế thượng phong, đến độ muốn làm câm lặng cả chân lý.

    xxx


    Cáo buộc thứ ba tấn công có hệ thống vào Benedict XVI nói rằng ngài là một con người bảo thủ dính chặt vào quá khứ, là kẻ thù của những tiến triển mới do Công đồng Vatican II mang lại.

    Bài diễn từ ngài đọc trước nhân viên Giáo triều Roma hôm 22 tháng 12 năm 2005 để giải thích về Công đồng, và trong năm 2007 về mở rộng tự do cho các nghi thức xưa của Thánh lễ, đã được những kẻ tố cáo ngài nêu lên làm bằng chứng.

    Thực ra, cái Truyền thống mà Benedict XVI bày tỏ lòng trung thành, đó là truyền thống về lịch sử cao cả của Giáo hội, từ lúc khai nguyên cho đến ngày nay, chẳng có gì liên hệ tới sự bám chặt có tính cách công thức vào quá khứ. Trong bài diễn từ đọc trước giáo triều nêu trên, để minh họa cuộc “cải tổ trong tiếp nối” đề ra do Công điồng Vatican II, Đức giáo hoàng nhắc lại vấn nạn về tự do tôn giáo. Để khẳng định hoàn toàn điều này – ngài giải thích – Công đồng phải trở về với nguồn gốc của Giáo hội, tới các vị tuẫn đạo đầu tiên, tới “di sản sâu xa” của Truyền thống Kitô giáo đã bị mất mát đi trong những thế kỷ vừa qua, và đã tìm thấy lại được nhờ một phần ở cuộc phê phán lý trí của thời Khai minh.

    Còn về vấn đề phụng vụ, nếu có một người chân chính nào làm bất diệt phong trào phụng vụ lớn lao đã từng nở rộ trong Giáo hội giữa thế kỷ 19 và thế kỷ 20, từ Prosper Guéranger cho đến Romano Guardini, người đó chính phải là Ratzinger.

    xxx


    Địa hạt tấn công thứ tư chạy song hành với cuộc tấn công trước. Benedict XVI bị tố cáo là làm lệch hướng đi công cuộc đại kết, là đặt cuộc hòa giải với nhóm Lefèbvre trước cả cuộc đối thoại với các nhóm theo Kitô giáo khác.

    Nhưng các sự việc đều chứng minh ngược lại. Từ khi Ratzinger làm giáo hoàng, cuộc lữ hành hòa giải với các Giáo hội Đông phương đã tiến đi về phía trước được những bước đặc biệt, cả với các Giáo hội Byzantine đang nhìn về tòa thượng phụ giáo chủ đại kết tại Constantinople, và – đáng ngạc nhiên nhất – với tòa thượng phụ giáo chủ tại Moscow.

    Và nếu điều này đã xảy ra được, đó chính là vì sự trung thành làm sống lại Truyền thống cao cả -- bắt đầu với truyền thống của thiên niên kỷ thứ nhất – đó là một đặc điểm của vị giáo hoàng này, cộng thêm với việc là linh hồn của các Giáo hội Đông phương.

    Về phía Tây phương, lại cũng chính sự mến yêu Truyền thống đang thúc đẩy các cá nhân và các nhóm trong Cộng đồng Anh giáo xin trở về gia nhập Giáo hội Roma.

    Trong khi đó đối với nhóm Lefèbvre, điều làm cản trở sự tái nhập chính là vì sự bám víu của họ vào các hình thức quá khứ của Giáo hội và của tín lý đã bị đồng hóa sai lạc với Truyền thống hằng cửu. Việc cất vạ tuyệt thông cho bốn giám mục của nhóm này vào tháng giêng năm 2009, đã không ảnh hưởng gỉ đến tình trạng ly giáo họ vẫn còn đang duy trì, cũng như năm 1964 việc cất vạ tuyệt thông giữa Roma và Constantinople đã không làm lành được tình trạng ly giáo giữa Đông và Tây, nhưng đã tạo ra khả năng có thể có một cuộc đối thoại nhằm để hiệp nhất.

    xxx


    Trong số 4 giám mục được Benedict XVI cất vạ tuyệt thông có Richard Williamson, người nước Anh, là một người chống Do thái và chối bỏ không có nạn Diệt chủng của Đức quốc xã. Trong nghi thức xưa đã được cải tổ, còn có cả một một lời cầu nguyện xin cho người Do thái “nhận biết Chúa Giêsu Kitô là đấng cứu độ mọi người.”

    Những yếu tố đó, cộng thêm với các sự việc khác nữa, đã giúp nuôi dưỡng một sự phản kháng triền miên của thế giới Do thái chống lại vị giáo hoàng đương đại, với những luận điểm đáng kể của chủ nghĩa cấp tiến. Và đây là trận địa thứ năm của những lời cáo buộc.

    Vũ khí mới nhất trong cuộc phản kháng này là một đoạn trong bài giảng của linh mục Raniero Cantalamessa, vị giảng thuyết của giáo triều, tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, có sự hiện diện của Đức giáo hoàng. Đoạn bị kết tội là những câu trích dẫn từ lá thư của một người Do thái, nhưng bất kể như thế, tiếng ồn ào giận dữ lại đã đặc biệt nhắm vào Đức giáo hoàng. Vậy mà, không có gì lại mâu thuẫn hơn là tố cáo rằng Benedict XVI thù nghịch với người Do thái.

    Bởi vì không có vị giáo hoàng nào trườc ngài đã đi rất xa trong việc xác định một cái nhìn tích cực về mối liên hệ giữa Kitô giáo và Do thái giáo, trong khi đó lại không hề đả động gì đến sự chia rẽ căn bản giữa hai phía, đó là sự kiện Chúa Giêsu có phải là Con Thiên Chúa hay không. Trong cuốn thứ nhất của bộ sách Chúa Giêsu người Nazareth xuất bản năm 2007 – cuốn thứ hai sắp được hoàn thành – Benedict XVI đã viết nên những trang tuyệt vời liên quan đến vấn đề này, khi đối thoại với một vi giáo trưởng Do thái hiện còn sống.

    Và nhiều người Do thái quả thực đã thấy Ratzinger là một người bạn. Nhưng trong thế giới truyền thông quốc tế, đó lại là một vấn đề khác. Gần như có những làm mưa đạn rơi từ phía “hỏa lực bạn”. Từ những người Do thái đang đả kích vị giáo hoàng, một người hiểu biết và yêu thương họ hơn cả.




    xxx


    Cuối cùng, một cáo trạng thứ sáu – gần đây nhất – chống lại Ratzinger, đó là ngài đã “bao che” vụ tai tiếng các linh mục lạm dụng tính dục với trẻ em.

    Cả ở đây nữa, sự tố cáo lại nhằm chính vào một người đã làm hơn bất cứ ai khác trong phẩm trật Giáo hội, để hàn gắn lại tai tiếng này.

    Với những hiệu quả tích cực đã trông thấy đó đây. Đặc biệt là tại Hoa kỳ nơi xảy ra hiện tượng trong hàng giáo sĩ Công giáo đã giảm đi đáng kể trong những năm gần dây.

    Nhưng những nơi nào vết thương còn đang rộng mở, như ở Ái nhĩ lan, chính lại Benedict XVI là người đòi hỏi Giáo hội nước đó phải đặt mình vào tình trạng hối cải, bước vào con đường cần thiết ngài đã vạch ra trong lá thư mục vụ độc đáo hôm 19 tháng 3 vừa qua.

    Có sự việc là chiến dịch quốc tế chống nạn ấu dâm nay chỉ thu vào một mục tiêu duy nhất: Đức giáo hoàng. Các trường hợp được đào bới lại từ quá khứ luôn luôn có ý đồ dẫn ngược về ngài, cả trong thời kỳ ngài làm tổng giám mục Munich lẫn khi làm chủ tịch Thánh bộ Tín lý Đức tin, cộng thêm cả chuyện phụ lục ở Regensburg trong những năm em ngài là Georg hướng dẫn ca đoàn trẻ em nhà thờ chính tòa.

    xxx

    Sáu địa hạt kết án Benedict XVI vừa nêu trên đặt ra một câu hỏi:

    Tại sao vị giáo hoàng này lại bị tấn công như thế, từ bên ngoài Giáo hội, và cả từ bên trong nữa, mặc dầu rõ rệt là ngài vô tội đối với lời kết án này?

    Phần đầu câu trả lời là: ngài bị tấn công một cách có hệ thống chính vì công việc ngài làm, vì lời ngài nói, vì con người ngài hiện thân.


    Nguồn: Sandro Magister. "The Passion of Pope Benedict. Six Accusations, One Question." Chiesa.com (April 4, 2010).





    Tác giả: Phạm Hoàng Nghị

    dunglac@gmail.com
    
    Cám ơn quí vị, xin mời vào trang sau đây:
  • NGỌN NẾN NHỎ
  • ĐẶT LẠI VẤN ĐỀ CĂN TÍNH CÔNG GIÁO


    ĐẶT LẠI VẤN ĐỀ CĂN TÍNH CÔNG GIÁO



    Hiện người ta đang đánh phá giáo hội cách quyết liệt và mong cho nó sụp đổ. Thật vậy, trên trang nhất của tập đòan truyền thông hàng đầu nước Mỹ NBC đã đăng bài báo khiêu khích có nhan đề “Đánh mất tôn giáo, đạo Công giáo đang rối lọan.” Trước tình hình đó “ Giáo hội đã nhận được nhiều lời chỉ dẫn, nhiều khuyến dụ liên quan đến tai tiếng vền lạm dụng tình dục. Tuy nhiên chỉ có hai lựa chọn chính thức = giáo hội hoặc có thể trở thành nhiều tính Công giáo hơn hoặc ít tính Công giáo hơn. Nhiều lời bình luận nghiêng về tiến độ thứ giáo hội Công giáo chọn lựa để trở thành ít tính Công giáo hơn môt5 cách rõ rệt tức là bắt đầu giảng dạy ngược lại với những gtì đã dạy, cho điều giả là thật, đổi thay các hành động truyền thống , chấp nhận các hình thức dân chủ trong cách quản trị, giáo hội sẽ sửa chữa được những nỗi khó khăn ( ? ) Mặc dầu ít khi được nói tọac ra , nhưng lời khuyên như thế chẳng khác gì hơn là bảo người Công giáo hãy trở thành giống như người Tin Lành” Father Raymond J. de Souza (Thay đổi nền văn hóa trong giáo hội).



    Trước khi tìm xem tại sao tác giả bài báo lại nói nếu ngả theo Tin Lành tức có nghĩa là đã giảng dạy ngược lại những điều trước đó giáo hội đã dạy và như thế cũng là đã cho điều giả là thật., chúng ta không thể không biết đến lập trường thần học của họ “ Trong cuốn sách có tựa đề “ Kitô giáo phi tôn giáo” Nieburg một thần học gia Tin Lành chủ trương tục hóa đã viết = người Kitô hữu phải sống thực sự trong thế giới không có Thiên Chúa và không được che đậy bằng bất cứ cách nào cuộc sông không có Thiên Chúa ấy trong trần thế. NgườiKitô hữu phải sống một cách trần tục và như vậy tham dự vào sự đau khổ của chính Thiên Chúa. Là Kitô hữu không có nghĩa là có tôn giáo nghĩa là tự làm cho mình trở thành một cái gì đó dựa trên một thực hành tôn giáo mà trước tiên có nghĩa là làm nguời” ( Giáo hội trong thế giới ngày nay – Chân lý 1995 ) Tôn giáo mà lại không có Thiên Chúa , tất yếu chỉ có thể đưa đến cái gọi là đạo…làm người. Chưa biết họ sẽ làm người như thế nào nhưng chắc chắn đây là sự khác biệt căn bản với Đạo Công giáo là “Đạo có thể gây dựng và ban cho anh em cơ nghiệp trong vòng hết thảy những người được nên Thánh” Cv 20, 32. Nói Đạo Công giáo là đạo làm Thánh hay cũng có thể nói căn tánh Công giáo chính là làm Thánh. Mặt khác , để nên được Thánh cố nhiên phải có Đấng ba lần Thánh tức là Thiên Chúa. Không có Thiên Chúa thì mệnh lệnh nên Thánh sẽ tức thời trở thành vô nghĩa “ Các ngươi hãy nên trọn lành như cha các ngươi là Đấng trọn lành” Mt 5, 48.




    Chủ trương một thứ tôn giáo không có Thiên Chúa xem ra có vẻ quái dị thế nhưng đây lại là một thực tế và thực tế này đã gây một ảnh hưởng không nhỏ đối với giáo hội Công giáo . Phải chăng chính do nơi ảnh hưởng ấy mà như bài báo đã nêu “ Có nhiều lời bình luận nghiêng về tiến độ thứ hai” tức là ngả theo lập trường tục hóa của Tin Lành ? Tục hóa có nghĩa đã phủ nhận Tin Mừng Nước Trời của Đức Kitô để theo đưổi một thứ Nước Trời trần tục. Đánh giá CĐ Vatican 2 có người nhận định “ Khác hẳn với các CĐ trước , Công đồng Vatican 2 không bận tâm đến việc biện minh giáo lý và lên án lạc giáo mà chỉ có một mối quan tâm duy nhất là làm sao phục vụ nhân lọai , phục vụ Nước Trời , phục vụ con người . Chính đường hướng mục vụ này đã chi phối tòan bộ công việc của công đồng và đem lại thành quả lớn lao cho giáo hội và cho thế giới lòai người hôm nay” ( Nguyễn văn Nội – Giáo dân với CĐ Vat 2 Tập I – UBĐKCG tp HCM ) . Công đồng Vat 2 không biện minh giáo lý, không lên án lạc giáo mà chủ trương đại kết tức là đã ngả theo đường lối tục hóa của Tin Lành. Phải chăng chính do việc…ngả theo đó mà đã nảy sinh bao điều tai hại “ Vào những năm 1960, rất giống như xã hội lúc đó và sau CĐ Vat.2 , giáo hội đơn thuần đã buông lơi cuộc sống kỷ luật của mìnhy. Sự bất đồng ý kiến về tín lý đã không được sửa dạy mà lại thường được ngợi khen . Các lạm dụng trong phụng tự khi nhỏ nhặt cũng như lúc phạm Thánh trầm trọng lại cũng được khoan dung. Các giám mục đơn thuần đã ngưng không xét hỏi về đời sống tu trì khổ hạnh , cầu nguyện và Thánh đức của hàng linh mục” (Father Raymond J . de Souza )




    Từ đạo làm Thánh lại ngả theo cái đạo làm người, đây là một bước ngoặt có thể dẫn đến rối lọan đúng như mong muốn của kẻ thù nếu giáo hội không có sự chấn chỉnh cương quyết và kịp thời. Tuy nhiên cũng như bất cứ cuộc khủng hỏang nào , muốn giải quyết nó thì cần phải biết đến nguyên nhân gây ra cho nó. Không biết nguyên nhân mà muốn giải quyết, đó chỉ là ảo tưởng.




    I/- NGUYÊN NHÂN CỦA TỤC HÓA


    Tục hóa là mối nguy cơ hàng đầu mà giáo hội hiện nay đang phải gánh chịu. Như trên đã nói tục hóa là do ảnh hưởng gián tiếp bởi Thần học Tin Lành , tuy nhiên ảnh hưởng ấy chỉ là cái phần ..ngọn , tức có nghĩa họ chỉ là những người khởi xướng cho một cái tất yếu = không người này thì cũng người khác, không lúc này thì cũng lúc khác rồi cũng sẽ phải nêu lên thôi. Cái tất yếu đó chính là hậu quả của việc giải nghĩa Kinh Thánhy chủ yếu là Sách Sáng Thế theo nghĩa đen. Với nghĩa này thì Thiên Chúa Đấng Ẩn Giấu ( Deus Abconsditus ) cần phải tìm gặp lại đã thành ra một đấng TC tiền chế có sẵn. Với đấng tiền chế có sẵn như thế thì đương nhiên câu chuyện sa ngã của nguyên tổ nơi Vườn Địa Đàng không thể có cách nào khác cũng phãi giải thích theo nghĩa đen tức là có ông Adong thật, có bà Evà thật, có con rắn , có cây biết phân biệt thật v.v.. Điều này không thể không đưa đến hậu quả của nó chẳng hạn sự tranh cãi bất tận về đơn tổ hay đa tổ, tội nguyên tổ là tội dâm dục hay là tội tham ăn ? Vườn Địa đàng nằm ở đâu. Thậm chí thần học còn rất nghiêm chỉnh thảo luận về sự cứu rỗi của Adam , ông có được cứu rỗi hay vẫn còn bị giam cầm nơi luyện ngục v.v…Cũng bởi cho Ađam , Eva là người nam, người nữ đầu tiên được Thiên Chúa tạo dựng ấy mà đã bị cả khoa học lẫn triết học lên án Kinh Thánh là phản khoa học, là không logique. Thiên Chúa là Đấng cần phải hết lòng tìm kiếm mới gặp nhưng nay với cách giải thích KT theo nghĩa đen đã khiến cho Thiên Chúa chỉ là một quan niệm nào đó của Thần học. Quan niệm về Thiên Chúa hòan tòan không phải Thiên Chúa đúng như Ngài là ( Chân Như ) Sự lầm lẫn lấy quan niệm làm thực tại như thế không thể không gây cho giáo hội lâm hết cơn khủng hỏang này tới cơn khủng hỏang khác và hậu quả cuối cùng là Thiên Chúa đã bị chính Thần học giết chết “ Năm 1960 Vahanian , một giáo sư thần học Tin Lành đã cho xuất bản cuốn “ Cái chết của Thiên Chúa” trong đó ông nghiên cứu hiện tượng hồi sinh tôn giáo tại Hoa Kỳ. Ông nhận thấy người ta muốn thay thế đức tin Kitô giáo bằng huyền thọai của một thế giới mới do con người kiến tạo. Đồng thời người ta cho rằng những tiến bộ khoa học hiện đại là một diễn tả mới của niềm tin. Vahanian ghi nhận một cách đau lòng ( ? ) rằng Thiên Chúa siêu việt của KT đã bị giết chết và người giết chết TC không phải là những người vô tín ngưỡng mà là thứ tôn giáo mới đồng hóa Nước Chúa với đô thị trần thế , đồng hóa niềm tin Kitô giáo với tiến bộ của con người” (Giáo hội trong thế giới ngày nay – Chân lý 1995




    Như đã nói, việc giải thích KT theo nghĩa đen chỉ có thể đưa đến một thứ Thiên Chúa tiền chế có sẵn , sớm muộn gì cũng sẽ bị thần học khai tử. Đang khi đó Thiên Chúa chân thật hằng hữu lại là Đấng Ẩn giấu cần phải tìm mới gặp “ các ngươi sẽ tìm Ta và gặp được khi các ngươi tìm kiếm Ta hết lòng” Gr 29, 13. Sống tôn giáo là sống cuộc hành trình tâm linh kiếm tìm Thiên Chúa và cuộc hành trình ấy chẳng phải là để đi tới một nơi nào khác nhưng là để trở về với chính bản tâm mình. Điều này cho thấy, diễn tiến câu chuyện Vườn Địa Đàng không thể kết thúc nơi việc sa ngã phạm tội của nguyên tổ nhưng đây mới chỉ là bước khởi đầu của cuộc trở về và cuộc trở về ấy lại chỉ có thể thực hiện thông qua một cuộc chiến đã được tiên báo giữa Người Nữ và rắn già ( cựu xà ) Satan “ Ta sẽ làm cho mày cùng Người Nữ , dòng dõi mày cùng dòng dõi Người Nữ nghịch thù nhau . Người sẽ dày đạp đầu mày còn mày sẽ rình cắn gót chân Người” STK 3, 15.




    Người Nữ ám chỉ cho Đức Maria, điều ấy có lẽ không có chi phải bàn, nhưng còn con rắn ? Đây là điểm khúc mắc nhất khiến cho thần học luôn lâm vào bế tắc không sao giải gỡ . Lý do bởi vì rắn là biểu tượng của Lý trí phân biệt nhưng óai oăm thay lại cũng chính là nội dung của thần học. Tâm khởi phân biệt khi nào thì liền khi ấy đã bị rời bỏ Địa Đàng ( Tâm vô phân biệt.) Tuy phải rời bỏ nhưng nếu kịp thời bỏ phân biệt đi thì lập tức lại được trở về. Mặt nước đang phẳng lặng như trờ nhưng gió thọat khởi thì nước liền nổi sóng . Có gió thì có sóng ( Tâm phân biệt ) . Gió lặng thì sóng lại trở về nước ( Tâm vô phân biệt ) Trong lãnh vực tâm linh thì tâm phân biệt là ý riêng , còn Tâm vô phân biệt là Thánh ý Thiên Chúa. Cứ bỏ được ý riêng mình đi thì Ý Chúa được thể hiện . Vấn đề đặt ra thật rất ư đơn giản nhưng đi vào thực hành lại vô cùng khó khăn bởi vì nó đã đụng chạm tới cái bản ngã chấp chước sâu dày của con người từ muôn thuở. Đạo Công giáo là Đạo làm Thánh , đạo trọn lành và tòan bộ sự trọn lành ấy chỉ cốt làm sao để bỏ được ý riêng mình đi mà thôi.




    II/ - ĐẠO CÔNG GIÁO VÀ CON ĐƯỜNG TRỌN LÀNH


    Hiện nay tại nhiều nhà thờ , trước các Thánh lễ chúa nhật vẫn còn đọc kinh Nghĩa Đức Tin trong đó có câu “ Ai không thông công cùng Hội Thánh ấy ( Công giáo ) thì không được rỗi linh hồn” Lời kinh này xét về mặt thần học hiện nay dường như không được chấp nhận cùng với định tín “ Ngòai Hội Thánh không thể có ơn cứu độ” ( Extra Ecclesiam nulla salus ) Nguyên do của việc không chấp nhận ấy là vì đã có sự thay đổi quan niệm = Giáo hội không còn là Dân Riêng TC nhưng là “ Nước TC đã được Đức Kitô khai sáng dưới trần như một hạt giống hứa hẹn một mùa gặt lớn” ( LG 3,5) Truy nguyên định tín này ta thấy vào thế kỷ XIII , các bè rối nổi lên rất nhiều, đức giáo hòang Innocente’ đã buộc những người theo phái Vaudois trở lại phải tuyên xưng đức tin bằng những lời sau đây “ Chúng tôi xưng thật trong lòng và tuyên xưng ra ngòai miệng rằng chỉ có một HT Công giáo Tông truyền . Ngòai HT ấy chúng tôi tin rằng không ai được ơn cứu độ” Việc tuyên xưng niềm tin như thế chẳng những cần cho những người phái Vaudois trở lại mà còn triệt để cần thiết cho các tín hữu trong mọi thời đại . Tại sao ? Bởi vì giáo hội Công giáo là giáo hội tông truyền đã được Chúa trao quyền bính cho Phêrô vị giáo hòang tiên khởi “ Ta sẽ giao chìa khóa Nước Trời cho ngươi, hễ điều gì ngươi cầm buộc dưới đất thì điều đó trên trời cũng cầm b uộc. ,còn điều chi ngươi cởi mở dưới đất thì trên trời cũng cởi mở” Mt 16,19. Mặt khác tin giáo hội không phải là tin vào những con người nhưng là tin nơi Đức Kitô Đấng là đường dẫn đưa tới Chúa Cha “ Ta là đường là sự thật và là sự sống, không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” Ga 14, 6. Câu này là một mệnh đề hòan chỉnh gồm bởi hai phần , không thể tách rời bất cứ phần nào mà phần còn lại không trở thành vô nghĩa. Đức Kitô khẳng định mình là một con đường và đường ấy là để dẫn tới Chúa Cha. Nếu tách rời hoặc tệ hại hơn như thần học đã và đang làm là giết chết Thiên Chúa thì con đường ắt phải trở thành đường cụt. Cuộc khủng hỏang hiện nay nguyên ủy của nó là đã đánh mất phần cứu cánh mà Martin Heiddeger gọi là tình trạng “ Lãng quên Tính Thể” ( l’oublie’ de l’Être ) Con người sống dù bất cứ thuộc giai tầng nào trong xã hội, dù già hay trẻ đều phải có cho mình một cứu cánh ( lý tưởng sống) nào đó và cứu cánh tối hậu của tôn giáo chính là Thiên Chúa . Đánh mất cứu cánh tất yếu sẽ rơi vào khủng hỏang và cuộc khủng hỏang hiện nay chỉ có thể giải quyết khi nào con người tìm lại được cứu cánh để trở về ( retour à l’essentiel ) .




    Như đã biết , nguyên nhân của việc thần học đang tâm khai tử Thiên Chúa là bởi đã giải thích KT hòan tòan theo nghĩa đen . Với nghĩa này thì không có cách chi lý giải được cách đúng đắn câu chuyện Vườn Địa Đàng cũng như nhận diện được cuộc chiến giữa Người Nữ tượng trưng cho Đức Maria và rắn cho Satan. Trong bốn tín điều về Đức Mẹ thì tín điều Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa đặc biệt khó hiểu , nếu không muốn nói là không thể hiểu trong thời tục hóa tức cái thời vắng bóng Thiên Chúa này. Để có thể hiểu tại sao Đức Mẹ tuy chỉ là thụ tạo nhưng lại có thể là Mẹ Thiên Chúa , chúng ta cần phải diễn giải Đấng Tạo Hóa theo nghĩa Duy Tâm tạo. Tâm tạo Thiên Đàng nhưng cũng tạo Hỏa ngục, Tâm tạo ra Thánh nhưng cũng tạo ra phàm. Thánh Augustin đã nói một lời hết sức đáo đạt = Thiên Chúa xuống thế làm người để cho con người được trở nên Chúa. Thiên Chúa xuống thế làm người là bởi Tiếng Xin Vâng của Đức Mẹ. Thử hỏi nếu không có tiếng Xin Vâng thần diệu này thì Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế được chăng ? Xin Vâng tức là bỏ đi ý riêng mình. Đức Maria muốn giữ trọn đời đồng trinh nhưng sau khi nghe sứ thần cặn kẽ giải thích đã Xin vâng ( Lc, 1, 34 ) Tiếng Xin Vâng tuy đơn giản nhưng thực hiện nó là cả một cuộc chiến cam go giữa hai thế lực = gót chân Đức Nữ Trinh Maria tượng trưng cho lòng khiêm nhường thẳm sâu vâng phục Thánh Ý Thiên Chúa. Còn đầu rắn cho lý tính kiêu căng phản lọan.. Cuộc chiến ấy diễn ra âm thầm nhưng quyết liệt nơi tâm hồn các tín hữu ngay sau khi lãnh nhận Bí Tích Rửa tội và nó sẽ theo đưổi chúng ta trong suốt cả cuộc đời . Trong cuộc chiến đấu ấy Đức Maria trong tính cách Người Nữ , Ngài là chủ sóai tổ chức những cuộc chiến của giáo hội cũng như của từng mỗi một cá nhân chống lại kẻ thù nham hiểm Satan . Còn trong tích cách Người Mẹ, ngài cưu mang Đức Kitô ở nơi ta và làm cho Chúa được sinh ra, lớn lên qua các Bí Tích. Có thể khẳng định chỉ trong Đạo Công giáo tông truyền mới có Bí Tích, hay nói cách cụ thể hơn giáo hội tông truyền là nơi phát sinh , bảo quản các Bí Tích nhất là Bí Tích Thánh Thể với chức Thánh Linh mục.




    Cuộc chiến giữa Đức Maria và Satan phải chăng đang đi vào hồi kết thúc với đòn tấn công hiểm ác của kẻ thù nhắm thẳng vào hàng ngũ các linh mục nhất là vị thủ lãnh là đức Benedicto . Cuộc chiến ấy chủ yếu là các phương tiện truyền thanh, truyền hình, báo chí các lọai. Điều này ứng với Sách Khải huyền của Thánh Gioan , đó là tính chất của Con Thú thứ nhất ở biển lên “ Nó được ban cho cái miệng phô bày những việc lớn và lộng ngôn đến Danh Ngài , giáo hội Ngài và các Thánh ở trên trời. Nó được phép giao chiến cùng các Thánh đồ và đắc thắng” Kh 13, 5 – 7.




    Đức Giêsu Kitô cũng đã nhiều lần tiên báo về những ngày này và Ngài còn nhắc lại cả lời tiên tri của Daniel về sự tàn phá giáo hội ( Mt 24, 15 ) . Quả thực chúng ta đang ở trong dòng nước xóay và kẻ đã và đang khuấy đảo dòng nước thù hận ấy không phải thế lực nào khác chính là Satan. Nhà trừ quỷ nổi tiếng của Nước Ý, cha Amorth , vị linh mục 85 tuổi này nói


    “Ma quỷ xử dụng các vụ lạm dụng tình dục terẻ em của một số linh mục để bôi nhọ tòan thể giáo hội. Ma quỷ muốn giáo hội phải chết vì giáo hội là Mẹ của mọi vị Thánh. Nó chống giáo hội xuyên qua những người của giáo hội nhưng nó không làm gì được giáo hội.”




    Satan khuấy đảo khiến cho con thuyền giáo hội hòng chìm, đang khi ấy Chúa Giêsu thì hầu như …đang ngủ. Chúng ta có thể hỏang hốt như các tông đồ xưa kia “ Thầy ơi, Thầy không lo chúng ta chết cả sao ? Chúa quở cho sóng yên biển lặng rồi Ngài nói với các ông = Sao cứ hỏang lên thế, đức tin của các ngươi đâu ? Mc 4, 35 – 41.




    Vâng lạy Chúa chúng con tin nhưng cũng xin cho hết thảy chúng con được ơn bền đỗ bởi chỉ những ai bền đỗ đến cùng mới được cứu độ. Mt 24, 13.




    Trà cổ - Đồng nai - Mùa Phục sinh 2010.


    Tác giả Phùng Văn Hóa
    Cám ơn quí vị, xin mời vào trang sau đây:
  • NGỌN NẾN NHỎ
  • THAY ĐỔI NỀN VĂN HÓA TRONG GIÁO HỘI (BÀI CỦA LM. RAYMOND J. DE SOUZA


    THAY ĐỔI NỀN VĂN HÓA TRONG GIÁO HỘI (BÀI CỦA LM. RAYMOND J. DE SOUZA)






    Giáo hội đã nhận được nhiều lời chỉ dẫn, nhiều khuyến dụ, lên quan đến những tai tiếng về lạm dụng tình dục. Tuy nhiên, chỉ có hai chọn lựa đích thực: Giáo hội hoặc có thể trở thành nhiều tính Công giáo hơn, hoặc ít tính Công giáo hơn.



    Nhiều lời bình luận nghiêng về tiến độ thứ hai. Nếu Giáo hội Công giáo chọn lựa để trở thành ít tính Công giáo hơn một cách rõ rệt – tức là bắt đầu giảng dậy ngược lại với những gì đã dậy, cho điều giả là thật, đổi thay các hành động truyền thống, chấp nhận các hình thức dân chủ trong cách quản trị -- Giáo hội sẽ sửa chữa được nỗi khó khăn. Mặc dầu ít khi được nói toạc ra, nhưng lời khuyên như thế chẳng khác gì hơn là bảo người Công giáo hãy trở thành giống như người Tin Lành.

    Thay thế vào đó là lời khuyến cáo Giáo hội hãy trở thành một thực thể trọn vẹn hơn, đầy đủ hơn vai trò đã từng làm – tức là làm người giảng thuyết, người mẹ, người trung gian, người cai trị. Những tai tiếng về lạm dụng tính dục là hậu quả gây ra do sự bất trung của Giáo hội đối với chính căn tính và sứ vụ của mình. Do đó đòi hỏi sự đáp ứng là Giáo hội phải Công giáo hơn, chứ không kém đi.

    Hiển nhiên đó là trường hợp đối với những kẻ thủ phạm gây ra sự lạm dụng tính dục. Tội lỗi, nhất là tội trọng và hành động phạm pháp như thế, là sự phản bội các ơn ban của phép thanh tẩy và truyền chức thánh. Tuy vậy, những vụ tai tiếng cũng đã nhiều phần là do sự thất bại trong việc quản trị và giám sát; chính do tiếng Hy lạp “người giám thị” mà chúng ta có từ ngữ “giám mục”.

    Vào những năm 1960, rất giống như xã hội lúc đó và sau Công đồng Vatican II, Giáo hội đơn thuần đã buông lơi cuộc sống kỷ luật của mình. Sự bất đồng ý kiến về tín lý đã không được sửa dậy, mà lại thường được ngợi khen. Các lạm dụng trong phụng tự, khi nhỏ nhặt cũng như lúc phạm thánh trầm trọng, lại cũng được khoan dung. Các giám mục đơn thuần đã ngưng không xét hỏi về đời sống tu trì khổ hạnh, cầu nguyện và thánh đức của hàng linh mục. Người không Công giáo thường thấy hình ảnh Giáo hội như là một tổ chức không ngừng hữu hiệu với một hệ thống điều hành đáng làm cho cả các lực lượng quân sự cũng phải tị hiềm. Thế nhưng thực tế đối với hầu hết những năm 1960 đến thập niên 1980 lại trái ngược. Một linh mục có thể giảng dậy điều lạc giáo, tầm thường hóa Thánh Lễ, phá hủy lòng đạo đức của giáo dân mà không phải đương đầu với hậu quả nào. Vì những người giám thị đã quyết tâm bỏ qua hết. Thế nên, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi các cáo buộc về những tội ác phản luân lý xuất hiện đã được giải quyết một các không thỏa đáng, chẳng phải vậy sao?

    Đức giáo hoàng Benedict, trong lá thư với lời lẽ bộc trực gửi cho tín hữu Công giáo Ái nhĩ lan tuần qua đã viết rằng các giám mục đã, có những lúc nghiêm trọng, không áp dụng các quy định lâu đời của giáo luật đối với tội ác lạm dụng trẻ em. “Quá nhiều giám mục đã không có tính chất Công giáo đủ. Chẳng hạn, các ngài đã không theo sự hướng dẫn rõ rệt của Bộ Giáo luật năm 1983 qui định rằng giáo sĩ khi phạm tội về tính dục đối với một vị thành niên phải bị trừng phạt đích đáng, không loại trừ cả trường hợp phải bị loại bỏ khỏi tư thế giáo sĩ nếu vụ việc đòi hỏi như thế.”

    Một nền văn hóa lỏng lẻo đã ảnh hưởng trên các giám mục đến độ sức mạnh kỷ luật giống như những bắp thịt đã teo tóp lại một cách tai hại. Chẳng phải các vị đó không còn như những người cai trị cảnh giác về mọi phương diện, nhưng mà quá khoan dung với những vụ lạm dụng tính dục. Lòng khoan dung đã xuất hiện trong các vụ lạm dụng đủ loại. Nền văn hóa của giáo sĩ đã trở thành quá tự do phóng túng đến độ cả những nỗ lực khiêm tốn trong việc áp dụng kỷ luật tín lý cũng đã bị nhiều người chế nhạo – chúng ta còn không quên rằng giới báo chí cấp tiến, bên trong và bên ngoài Giáo hội, đã gọi Joseph Ratzinger là con Chó Săn của Chúa đó ư?

    Nhiệm vụ lớn lao của Tòa thánh lúc đó là tái tạo lại sức mạnh của kỷ luật. Về tín lý, một cuốn giáo lý phổ thông hoàn vũ đã được ban hành năm 1992 để giải thích rõ ràng các giảng huấn chính thống của Giáo hội. Về phụng vụ, chỉ thị tiếp theo từng chỉ thị, đã tuyên bố rằng cái thời đại với những sáng kiến không ngừng tự phát huy đã chấm dứt. Tòa thánh cố gắng kiểm soát công việc phiên dịch bản văn Thánh lễ khỏi tay các hội đồng giám mục, vì thấy một sự thất bại suốt ba thập niên với những bản dịch tẻ nhạt về tu từ, thiếu minh bạch về thần học và không trung thực về ngôn ngữ.

    Còn về vấn đề lạm dụng tính dục? Vào cuối thập niên 1990, Hồng y Ratzinger đã tung ra một cuộc duyệt xét xem các vụ như thế đã được giải quyết ra sao. Năm 2001, ngài và Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II đã mất cả nhẫn nại. Điều đáng ghi nhận: năm đó là thời gian trước khi nổ ra những vụ tai tiếng ở Mỹ vào năm 2002 – các giám mục địa phương được cho biết là họ không còn được giải quyết những vụ như thế về phương diện giáo luật nữa theo thẩm quyền của mình. Mọi vụ lạm dụng tính dục phải tường trình về Rome. Tuổi thành niên được nâng từ 16 lên 18, tình trạng hạn chế được kéo dài và thường được nâng lên cao, cũng như việc loại bỏ khỏi tác vụ linh mục được cho phép tiến hành mau chóng hơn. Trong trường hợp nếu các giám mục địa phương không quản trị được thì Tòa thánh sẽ trực tiếp can thiệp.

    Cũng giống như tín lý và phụng tự, nỗ lực này là để tạo ra một sự đổi thay về văn hóa – chính xác ra là vì các luật lệ hiện hữu tỏ ra vô hiệu trong một nền văn hóa lỏng lẻo. Phải mất nhiều thời gian mới có thể đổi thay một nền văn hóa, nhưng sự thay đổi về văn hóa trong Giáo hội có hình dạng như thế nào?

    Từ năm 2001, Rome đã cứu xét khoảng chừng 3000 vụ, lui ngược về cả nửa thế kỷ hoặc lâu hơn nữa. Các giám mục Canada là những người đi tiên phong: ngay từ năm 1989 đã hiện hữu những quy chế khắt khe. Một quy tắc hiện hành của Tổng giáo phận Toroto đòi hỏi phải báo cáo vụ lạm dụng tính dục cho giới chức trách dân sự trong vòng một tiếng đồng hồ. Mới tuần trước, bề trên của tôi đã gửi một lá thư cho một giáo phận nơi tôi có ý định tới thăm, chứng nhận tình trạng của tôi – gồm có kết quả kiểm tra về tội phạm, tính trung trực và lành mạnh về luân lý. Điều như thế nay trở thành công việc thường xuyên.

    Hôm thứ ba vừa qua, các giám mục Hoa kỳ đã công bố bản kiểm toán hàng năm trên toàn quốc về tất cả những cáo buộc xảy ra năm ngoái. Bản tường trình cho biết năm trước đã có 398 vụ thưa gửi mới, chưa được chứng minh, trong toàn cõi Hoa kỳ. Trong số này có 6 vụ liên quan đến vị thành niên hiện giờ, còn tất cả các vụ khác đều xảy ra từ lâu nay mới được tường trình thưa gửi. Trên 70% những người vi phạm bị thưa kiện nay đã qua đời, đã bị chấm dứt sứ vụ hoặc không còn trong hàng linh mục. Trong một Giáo hội có tới hơn 50 triệu người Công giáo, những người hành động gây hấn đã nhìn thấy vấn đề giảm xuống chỉ còn 6 vụ thưa kiện chưa được chứng minh về chuyện lạm dụng đang xảy ra. Như thế chẳng có gì đáng phải làm ầm ĩ.

    Chuyện còn tồn đọng gây ra bởi tội lỗi, nhuốc hổ và giấu giếm trong quá khứ vẫn còn là những điều phải giải quyết. Sẽ cần có một khoảng thời gian. Nỗi đau của các nạn nhân kéo dài, sự nhuốc hổ của Giáo hội vẫn còn. Hành động từ bỏ kỷ luật trong Giáo hội đã gây ra hậu quả khủng khiếp. Tuy vậy, chậm rãi với thời gian, chúng ta sẽ trở thành Công giáo hơn và hồi phục lại được những năm tháng mà cào cào châu chấu đã gặm nhấm mất.



    Nguồn: Father Raymond J. de Souza, "Culture change in the Church." National Post, (Canada) March 25, 2010.





    Tác giả: Phạm Hoàng Nghị

    dunglac@gmail.com
    Cám ơn quí vị, xin mời vào trang sau đây:
  • NGỌN NẾN NHỎ
  • NÓI LẠI CHO ĐÚNG VỀ ĐGH BENEDICT VÀ CUỘC KHỦNG HOẢNG LẠM DỤNG TÍNH DỤC


    NÓI LẠI CHO ĐÚNG VỀ ĐGH BENEDICT VÀ CUỘC KHỦNG HOẢNG LẠM DỤNG TÍNH DỤC






    Trong những ngày vừa qua đã có những soi mói tỉ mỉ và khắc nghiệt về quá trình của Đức giáo hoàng Benedict XVI trong việc giải quyết vụ khủng hoảng lạm dụng tính dục. Những tường trình từ nước Đức đã đặt 5 năm trong chức vụ giám mục giáo phận của ngài dưới ngọn đèn pha, và một mẩu tin của tờ The New York Times hôm thứ Năm tuần qua về trường hợp của linh mục Lawrence Murphy ở Milwaukee, cũng đặt ra câu hỏi về những năm tháng ngài đứng đầu Thánh bộ Tín lý Đức tin.

    Tuy có một số người phàn nàn rằng tất cả những tin tức như thế chỉ có mục đích là để làm tổn thương đến giáo hoàng hoặc là/và cả giáo hội, nhưng việc nêu lên những câu hỏi này là hoàn toàn hợp pháp. Bất cứ vị nào liên quan đến việc lãnh đạo giáo hội ở những cấp bậc cao nhất và lâu dài như Benedict XVI, chắc không tránh khỏi việc phải mang một số trách nhiệm nào đó đối với tình trạng lộn xộn hiện giờ. Báo của chúng tôi, tờ National Catholic Reporter hôm nay kêu gọi tiết lộ đầy đủ hồ sơ về Đức giáo hoàng, và nay dường như quá đầy đủ rõ ràng rằng chỉ có một sự trong sáng như thế mới có thể giải quyết được những câu hỏi khó khăn hiện nay Benedict đang phải đối đầu.

    Thế nhưng, lúc nào cũng thế, thương tổn đầu tiên của bất cứ cuộc khủng hoảng nào cũng là bối cảnh. Có ít nhất là ba phương diện trong hồ sơ của Benedict về cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục đang bị diễn giải sai lạc, hoặc ít ra đã có tính chất cẩu thả, trong các cuộc thảo luận hiện nay. Đem những điểm này ra ánh sáng cho rõ rệt, không phải là vấn đề gỡ rối cho Đức giáo hoàng, mà là nỗ lực tìm hiểu một cách đúng đắn xem quá trình chúng ta đã tiến tới giai đoạn hiện nay như thế nào.

    Do đó, dưới đây là ba phụ chú để tìm hiểu hồ sơ của Benedict về cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục.

    1- Không phải là “Người Tiền Phương”

    Trước hết, một số tin tức trên báo chí chủ trương rằng Hồng y Joseph Ratzinger lúc đó là chủ tịch của một văn phòng tại Vatican có trách nhiệm giải quyết cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục, suốt một phần tư thế kỷ, từ năm 1981 cho đến khi được bầu chọn làm giáo hoàng vào tháng 4 năm 2005, và do đó ngài có trách nhiệm về bất cứ điều gì Vatican đã làm hay đã không làm suốt toàn bộ thời gian đó. Điều này không đúng.

    Sự thật là Ratzinger đã không có bất cứ một trách nhiệm trực tiếp nào trong việc điều hành toàn bộ đáp ứng của Vatican đối với cuộc khủng hoảng này cho mãi tới năm 2001, 4 năm trước khi trở thành giáo hoàng.

    Do tự sắc (motu proprio) của Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II ban hành năm 2001 nhan đề Sacramentorum sanctitatis tutela, các giám mục mới buộc phải gửi báo cáo về trường hợp các linh mục bị cáo buộc tội lạm dụng tính dục đến Thánh bộ Tín lý Đức tin. Trước thời gian đó, hầu hết các vụ liên quan đến lạm dụng tính dục không hề được báo cáo về Rome. Trong những trường hợp họa hiếm mới xảy ra, khi một giám mục muốn giải trừ tác vụ của một linh mục lạm dụng, trái với ý muốn của linh mục này, thì tiến trình liên quan đến giáo luật đó sẽ được một trong các toà án của Vatican thụ lý, chứ không phải văn phòng của Ratzinger.

    Trước năm 2001, Thánh bộ Giáo lý Đức tin chỉ can thiệp vào những trường hợp rất họa hiếm khi vụ lạm dụng tính dục xảy ra trong phạm vi tòa giải tội, vì lý do một toà án giáo luật dưới quyền Thánh bộ phụ trách chuyên giải quyết những vụ liên quan đến việc lạm dụng bí tích giải tội. Chẳng hạn, trường hợp Linh mục Marcial Maciel Degollado, người sáng lập Legionaries of Christ (Đạo binh Chúa Kitô), đã được kết thúc nơi Thánh bộ này, và cũng là lý do tại sao tòa tổng giám mục Milwaukee đã chuyển thẳng vụ Linh mục Lawrence Murphy tới đó.

    Chắc chắn người ta có thể hỏi rằng văn phòng của Ratzinger đã giải quyết những vụ đặc biệt ấy như thế nào, và hồ sơ dường như chậm chạp, mâu thuẫn đến mức đau đớn nếu so sánh với cách thức những cáo buộc tương tự được giải quyết trong thời gian hiện nay. Hơn nữa, Ratzinger đã là một viên chức cao cấp của Vatican từ năm 1981 trở đi, và do đó ngài phải chia sẻ sự thất bại liên đới tại Rome trong việc đánh giá tình hình nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng cho đến khi đã quá ư là muộn màng.

    Tuy nhiên, sẽ là điều không đúng, nếu cho rằng Ratzinger là người “tiền phương” của Vatican về vụ lạm dụng tính dục trong khoảng gần 25 năm, và kết lỗi cho ngài đã hành xử sai mọi vụ việc xảy ra từ năm 1981 đến 2001. Trước năm 2001, cá nhân Ratzinger chẳng có liên quan gì đến đại đa số các vụ lạm dụng tính dục cả, ngay cả đến những tỷ lệ nhỏ các vụ được đưa về Rome xét xử.

    2- Lá thư năm 2001

    Trong một số tin tức và bình luận, một lá thư của Ratzinger vào tháng 5 năm 2001 gửi cho các giám mục trên thế giới, nhan đề De delictis gravioribus, được gán cho là “bằng chứng” chứng tỏ rằng Ratzinger đã âm mưu cản trở việc báo cáo các vụ lạm dụng tính dục của linh mục cho cảnh sát hoặc các viên chức dân sự, bằng cách ra lệnh cho các giám mục phải giữ bí mật các vụ đó.

    Lá thư chỉ thị rằng một số tội ác nghiêm trọng, gồm cả lạm dụng tính dục đối với vị thành niên, phải được báo cáo cho Thánh bộ Tín lý Đức tin, và những vụ như thế là “vấn đề bí mật thuộc giáo hoàng.” Tuy nhiên, Tòa thánh Vatican nhấn mạnh rằng việc giữ bí mật như thế chỉ áp dụng vào các thủ tục kỷ luật nội bộ của giáo hội, và không có ý định ngăn cản ai báo cáo những vụ này cho cảnh sát hoặc các nhà chức trách dân sự. Xét theo kỹ thuật, những điều đó là đúng, bởi vì trong lá thứ năm 2001 này không có chỗ nào cấm đoán việc báo cáo vụ lạm dụng tính dục lên cảnh sát hoặc các công tố viên dân sự.

    Trong thực tế, ít có giám mục nào cần đến một sắc lệnh hợp pháp từ Rome truyền cho họ không được nói công khai về lạm dụng tính dục. Đó đơn thuần chỉ là văn hóa của giáo hội vào lúc ấy, làm cho cuộc săn đuổi một “bằng chứng” trở thành chẳng khác gì là đánh lạc hướng vấn đề. Sửa chữa một văn hóa – nền văn hoá mà Vatican chắc chắn đồng thuận như bất cứ ai khác, nhưng là thứ văn hóa đã lan rộng và ăn rễ sâu ra cả bên ngoài Rome – chẳng bao giờ chỉ đơn giản như hành động bãi bỏ một đạo luật và công bố một đạo luật khác.

    Đặt chuyện đó ra một bên, đây là điểm chính yếu về lá thư năm 2001 của Ratzinger: Lá thư chẳng phải là một phần gây ra vấn đề, mà lúc đó nó được hoan nghênh rộng rãi như một bước ngoặt để tiến đến giải pháp. Nó đánh dấu việc công nhận ở Rome, lần đầu tiên, vấn đề lạm dụng tính dục là trầm trọng như thế nào, và đòi hỏi Vatican phải dấn thân trực tiếp vào. Vào thời điểm trước tự sắc (motu proprio) năm 2001 và lá thư của Ratzinger đó, không có gì rõ rệt là có người ở Rome đã công nhận trách nhiệm phải giải quyết cuộc khủng hoảng; chỉ từ lúc đó trở về sau, Thánh bộ Tín lý Đức tin mới giữ vai trò lãnh đạo.

    Bắt đầu từ năm 2001, Ratzinger bó buộc phải duyệt xét tất cả các hồ sơ khả tín về mỗi linh mục bị tố cáo tội lạm dụng tính dục ở bất cứ nơi nào trên thế giới, do đó ngài có được ý thức về nội dung vấn đề gần như không ai trong Giáo hội Công giáo có được. Trong một bài báo mới đây tôi đã tóm tắt cái “kinh nghiệm chuyển đổi” mà Ratzinger và nhân viên của ngài kinh qua sau năm 2001. Trước đó, ngài chỉ như bất cứ vị hồng y nào ở Rome trong hành động chối bỏ; sau kinh nghiệm duyệt xét các hồ sơ, ngài bắt đầu nói công khai về những điều “ô trọc” trong giáo hội, và các nhân viên của ngài trở thành mạnh mẽ hơn nhiều trong việcc truy tố những người lạm dụng.

    Đối với những người đã theo dõi đáp ứng của giáo hội đối với cuộc khủng hoảng, thì lá thư năm 2001 của Ratzinger do đó được coi như là một hành động nhận chịu trách nhiệm quá chậm chạp của Tòa thánh, và là khởi đầu của một đáp ứng năng nổ hơn nhiều. Dĩ nhiên, đáp ứng như thế có đủ không, lại là một vấn đề cần phải được tranh biện một cách công bằng, nhưng giải thích lá thư năm 2001 của Ratzinger không hơn không kém như là làn hơi cuối cùng trong những âm mưu xưa cũ nhằm chối bỏ hoặc giấu giếm sự việc, là điều sai sự thực.

    3- Những phiên tòa xử theo giáo luật

    Phó chủ tịch cao cấp dưới quyền Ratzinger tại Thánh bộ Tín lý Đức tin phụ trách các vụ lạm dụng tính dục, là Đức ông Charles Scicluna, người xứ Malta, mới đây trong cuộc phỏng vấn dành cho một tờ báo Công giáo nước Ý, có nói rằng trong hơn 3000 vụ chuyển đến Rome, chỉ có 20% là được xét xử hoàn toàn theo giáo luật. Theo một số tin tức trên báo chí, kể cả tin của báo The New York Times hôm thứ Năm, con số này đã được trưng dẫn như là bằng chứng rằng Vatican đã “không có hành động” nào.

    Tuy nhiên, lại một lần nữa, những ai đã theo dõi sít sao câu chuyện, lại gần như có cảm tưởng ngược lại.

    Trở lại thời gian vào tháng 6 năm 2002, khi các giám mục Mỹ đầu tiên đề nghị với Rome một số các quy định mới theo giáo luật, trọng tâm là chính sách “sai phạm một lần là loại bỏ”, khởi thuỷ các ngài muốn tránh việc tất cả các trường hợp đều được xét xử theo giáo luật. Thay vào đó, các vị này muốn dựa vào năng quyền quản trị của giám mục để giải trừ một linh mục vĩnh viễn khỏi tác vụ. Đó là bởi vì họ đã có kinh nghiệm về các vụ xét xử tại Rome trong nhiều năm trước, thường là chậm chạp, phức tạp và kết quả ít khi chắc chắn.

    Điển hình nhất, các giám mục, các chuyên gia thường nêu lên vụ linh mục Anthony Cipolla ở Pittsburgh, trong thời gian Donald Wuerl còn làm giám mục tại địa phương (nay ngài đã là Tổng giám mục Washignton). Năm 1988, Wuerl đã di chuyển Cipolla khỏi tác vụ linh mục sau những cáo buộc về lạm dụng tính dục. Cipolla liền chống án về Rome. Tại đây cơ quan Apostolic Signotura, trong vai trò tòa án tối cao của Vatican, ra lệnh cho Cipolla được hồi phục tác vụ linh mục. Thế rồi chính Wuerl đem trường hợp này về lại Rome và lần này thắng thế. Tuy vậy, kinh nghiệm về vụ này làm cho nhiều giám mục Hoa kỳ có cảm tưởng rằng các vụ xét xử theo giáo luật lâu dài như thế không phải là cách thức để giải quyết những trưởng hợp này.

    Khi các quy định mới của Mỹ được đưa tới Rome, chúng gặp phải chống đối, chính bởi vì nguyên tắc là mọi người đáng được xét xử công bằng tại tòa án – đây là một thí dụ khác nữa, dưới mắt những người phê phán, cho thấy là Vatican quan tâm đến quyền lợi của các linh mục phạm tội lạm dụng hơn các nạn nhân. Một ủy ban đặc biệt của các giám mục Mỹ và các viên chức cao cấp của Vatican đã tạo ra một thỏa hiệp, là Thánh bộ Tín lý Đức tin sẽ sắp xếp các vụ theo từng trường hợp một và quyết định những vụ nào sẽ được gửi trả lại để xét xử đầy đủ.

    Lúc đó người ta sợ rằng Thánh bộ sẽ nhấn mạnh đến việc xét xử hầu hết mọi trường hợp, và như thế sẽ kéo dài thể thức điều hành công lý cũng như sự kết thúc đối với các nạn nhân đến gần như vô hạn định. Tuy nhiên, cuối cùng, chỉ có 20% trường hợp được chuyển về để xét xử, trong khi đó, đối với cả khối lượng những vụ việc, tức là 60%, các giám mục được quyền áp dụng các biện pháp hành chánh tức khắc, vì bằng chứng tỏ ra quá đủ.

    Sự kiện là chỉ có 20% các vụ được đem ra xét xử hoàn toàn theo giáo luật đã bị hô hoán lên như là hành động chậm trễ của Rome khi nhu cầu phải có công lý nhanh chóng và bảo đảm, và như là một thắng lợi đối với tiến trình quá khích hơn nơi người Mỹ đối với cuộc khủng hoảng. Nhưng cũng nên chú ý rằng việc bỏ qua không xét xử cũng đã bị chỉ trích bởi một số luật gia về giáo luật và các viên chức tại Vatican, coi như là một sự phản bội các hình thức bảo vệ những tiến trình cần có của giáo luật.

    Như vậy, mô tả rằng con số 20% là dấu hiệu của “không hành động” đã chẳng giúp được gì mà dường như lại là điều mỉa mai trào lộng đối với những ai để tâm chú ý theo dõi. Quả thực, xử lý 60% vụ việc chỉ bằng nét sổ của ngòi bút nơi một vị giám mục thì, cho đến nay, thường đã được nêu ra như là bằng chứng của hành động quá đáng và khắc nghiệt nơi Ratzinger và các vị phụ tá của ngài.

    Hiển nhiên là, không có gì trong những điều này gợi ý rằng cách thức hành xử của Benedict đối với cuộc khủng hoảng – tại Munich, tại Thánh bộ Tín lý Đức tin, và trong cương vị giáo hoàng – là có tính cách gương mẫu phần nào. Cần phải đưa ra những tính toán xem nếu như vị giáo hoàng này, và giáo hội ngài đang lãnh đạo, có hy vọng tiến lên về phía trước hay không Tuy vậy, để cho cuộc phân tích đó có được tính cách xây dựng, trái ngược lại với hành động đổ dầu thêm vào sự phân cực và lộn xộn rối ren, điều quan trọng là phải nói lại những sự việc xảy ra cho đúng.

    Nguồn: John Allen/National Catholic Reporter.





    Tác giả: Phạm Hoàng Nghị
    Cám ơn quí vị, xin mời vào trang sau đây:
  • NGỌN NẾN NHỎ

  • THAY ĐỔI NỀN VĂN HÓA CHỨC LINH MỤC (CỦA LM. RAYMOND J. DE SOUZA)



    Của Cha Raymond J. de Souza, National Post


    (Changing the priesthood’s culture by Father Raymond J. de Souza, National Post, April 1, 2010)




    Trần Hữu Thuần (dịch)




    Vào ngày thứ ba, vị tổng giám mục địa phương đáp trả lại cơn bão lửa toàn cầu do tờ nhật báo địa phương ông bùng phát. Tổng Giám mục Timothy Dolan đưa ra chi tiết trên trang mạng của ông nhiều sai lầm trong việc báo The New York Times hiện thời bôi nhọ làm mất thể diện rộng rãi Giáo hoàng Benedict XVI. Rồi ông đề cập đến câu hỏi rộng lớn hơn về việc cải cách chức linh mục trong “Thánh Lễ chầu dầu” dành cho linh mục tại Nhà Thờ chính toà Thánh Patrick.




    “Khi chúng ta để đôi mắt ngưng đọng vào Đức Giêsu, chúng ta nhìn thấy mọi sự trong liên hệ với Người—chúng ta thậm chí có thể bắt đầu nhìn thấy như Người nhìn thấy,” Dolan nói. Tại Thánh Lễ chầu dầu này, chúng ta cố gắng nhìn chức linh mục như Đức Giêsu nhìn thấy nó. Quí vị có nhớ lại hơn hai mươi lăm bức thư Thứ Năm tuần thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô gửi cho anh em linh mục của ngài không? Ngài giúp chúng ta nhhìn thấy chức linh mục như Đức Giêsu chủ định cho chúng ta nhìn thấy nó—một cuộc sống của việc xức dầu thánh thiện, của tình yêu thương đặc biệt, của cuộc phiêu lưu vĩ đại, của việc phục vụ anh hùng, của việc mở rộng con người và của lòng cam kết vĩnh cửu.”




    Rồi ông nói thêm:




    “Về phần ông, Hồng y Ratzinger, giờ là Giáo hoàng Benedict, cũng dạy chúng ta nhìn thấy như Đức Kitô nhìn thấy, kể cả các tì vết sai sót làm dơ bẩn chức linh mục và đòi buộc sự hối hận và cải cách đích thực. Ông đã làm việc để tẩy sạch những gì cần phải tẩy sạch trong chức linh mục. Đó không phải là một con đường dễ dàng.”




    Tổng Giám mục Thomas Collins thuộc Toronto vang vọng lại điều đó trong chính Thánh Lễ chầu dầu của ông vào ngày thứ ba, nói rằng Benedict “đã hành động cương quyết, công bình, kiên trì và can đảm để làm sạch chức linh mục.”




    Trong sự điên cuồng truyền thông, các cải cách rộng rãi hơn đó đã bị bỏ qua. Và nếu bất cứ ai có thể nghi ngờ rằng tinh thần điên cuồng này đã đến điểm thấp kém mới, ngày hôm qua Associated Press đã đưa ra một câu chuyện tường trình cuộc họp báo của Mehmet Ali Agca đòi hỏi Giáo hoàng từ chức. Ông Agca là kẻ lẽ ra đã ám sát Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Thậm chí một tên khùng điên giết người cũng có thể làm tốn một chút giấy mực nếu nó nhảy lên một chiếc tàu chống Công giáo đang trốn chạy.




    Vào ngày Thứ Năm tuần thánh này, mà người Công giáo đánh dấu như là ngày thiết lập chức linh mục, cuộc tranh cãi hiện thời có thể được định vị trong phạm vi nỗ lực đang tiếp diễn để thay đổi nền văn hóa về chức linh mục. Đó chính là những gì các Tổng Giám mục Dolan và Collins đang nói đến.




    Thời gian sau những năm 1960, đã có một nỗ lực có phối hợp để bỏ qua các khía cạnh tệ hại nhất của chế độ giáo sĩ—mô hình hợm hĩnh, đặc quyền về chức linh mục. Ý niệm là thế đó, nhưng vào cuối những năm 1970, nhiều linh mục đã hoàn toàn bỏ qua chức linh mục. Những năm 1907 là giai đoạn suy giảm cùng cực ơn gọi, nhân dạng, nền thần học và kỉ luật linh mục. Ngày nay chúng ta biết rằng đây cũng là thời gian của tai biến to lớn nhất về việc lạm dụng tình dục vị thành niên.




    Nền văn hóa đó phải thay đổi vì sự an toàn của người dễ bị xúc phạm, cho dẫu nó chỉ trở nên hiển nhiên về sau đó. Chính đã hiển nhiên rằng thay đổi trong nền văn hóa giáo sĩ cần thiết cho sức khỏe của chức linh mục và phúc lợi của Giáo hội. Gioan Phaolô đã bắt đầu tiến trình đó bằng cách nâng chức linh mục lên như là một lí tưởng cao cả, và qua dòng thời gian 27 năm đã viết các thư Thứ Năm tuần thánh hàng năm gửi các linh mục, trình bày theo các giai đoạn một luận thuyết về sự cải cách đích thực nhân dạng, tính thánh thiện, nền thần học và kỉ luật linh mục.




    Với một phối trí khác biệt và một vai trò khác biệt, Hồng y Ratzinger dành sự chú ý cho những gì cần đến để tỉa xén và cắt bỏ. Từ đó việc duyệt lại chính sách những năm 1990 của ông và các thay đổi kết quả được trong năm 2001: báo cáo bó buộc về Rôma, kéo dài hoặc đình chỉ các giới hạn thời gian với các vụ việc như vậy, loại bỏ mau lẹ hơn khỏi nhiệm vụ linh mục và việc chấp nhận do đó chính sách “hoàn toàn không nhân nhượng” (“zero tolerance”) được các giám mục Mĩ thi hành. Các biện pháp mạnh. Quá lâu mới đến đó? Vâng, nhưng với phần lớn những năm 1980 và 1990, thậm chí Giáo hoàng và các phụ tá chính của ngài đã chiến đấu với một nền văn hóa gây sai lầm của chức linh đã đâm sâu cội rễ.




    Chính vào ngày 25 tháng ba mà The New York Times đã ấn hành công việc cao điểm của nó về Đức Thánh Cha. Đúng năm năm trước đây, Hồng y Ratzinger đã gây sóng chấn động khắp thế giới Công giáo khi ông nói điều này vào ngày Thứ Sáu tuần thánh: “Biết bao nhiêu dơ bẩn có trong Giáo hội, thậm chí giữa những ai, trong chức linh mục, lẽ ra phải hoàn toàn thuộc về Người.”




    Ông đã lại mời gọi cải cách tận gốc rễ. Hai mươi lăm ngày sau, ông được bầu làm giáo hoàng.


    Tác giả Trần Hữu Thuần (dịch)
    Cám ơn quí vị, xin mời vào trang sau đây:
  • NGỌN NẾN NHỎ
  • ĐÁP TRẢ BÁO THE NEW YORK TIMES (BÀI VIẾT CỦA LM. RAYMOND J. DE SOUZA)


    ĐÁP TRẢ BÁO THE NEW YORK TIMES (BÀI VIẾT CỦA LM. RAYMOND J. DE SOUZA)

    (A Response to the New York Times by Father Raymond J. de Souza)


    Ngày 27 tháng 3, 2010




    Trần Hữu Thuần (dịch)




    Báo The New York Times ngày 25 tháng 3, (2010) đã lên án Hồng y Joseph Ratzinger, giờ là Giáo hoàng Benedict XVI, về việc can thiệp để ngăn cản cho một linh mục, Cha Lawrence Murphy, khỏi bị phạt vì các vụ lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên.




    Câu chuyện là giả trá. Nó không được củng cố bởi chính các văn kiện tài liệu của nó. Quả thực, nó đưa ra mọi dấu chỉ về việc là thành phần của một chiến dịch có tổ chức chống lại Giáo hoàng Benedict, hơn là chế độ báo chí có trách nhiệm.




    Trước khi đề cập đến bản chất giả trá của câu chuyện, các hoàn cảnh sau đây đáng được ghi nhận:




    · Câu chuyện của The New York Times có hai nguồn. Thứ nhất, các luật sư hiện có một vụ kiện dân sự đang chờ đợi chống lại Tổng Giáo phận Milwaukee. Một trong các luật sư, Jeffrey Anderson, cũng có vụ kiện tại Toà Án tối cao Hoa kì đang chờ đợi chống lại Tòa thánh. Ông ta có quyền lợi tài chánh trực tiếp trong vấn đề đang được báo cáo.


    · Nguồn thứ hai là Tổng Giám mục Rembert Weakland, tổng giám mục hồi hưu của Milwaukee. Ông là giám mục mất danh dự và tồi tệ nhất tại Hoa kì, nổi danh rộng rãi về việc khu xử sai lầm các vụ lạm dụng tình dục trong lúc còn tại chức, và phạm tội sử dụng 450,000 đôla của tài khoản tổng giáo phận để trả tiền bưng bít cho một nguyên là người tình đồng tính đang tống tiền ông. Tổng Giám mục Weakland chịu trách nhiệm về vụ án Cha Murphy giữa năm 1977 và 1998, khi Cha Murphy chết. Ông đã lâu ngày cay đắng vì việc điều hành sai lầm của ông với Tổng Giáo phận Milwaukee đã đem lại cho ông sự mất tin tưởng của Giáo hoàng Gioan Phaolô và Hồng y Joseph Ratzinger, lâu ngày trước khi bị phơi bày ra rằng ông đã dùng tiền của giáo dân để trả dứt người tình lén lút của ông. Ông là một bằng chứng tưởng là đúng (prima facie) không phải là một nguồn đáng tin cậy.


    · Laurie Goodstein, tác giả câu chuyện của The New York Times, có một lịch sử gần đây với Tổng Giám mục Weakland. Năm ngoái, sau khi đưa ra tiểu sử của tổng giám mục bị thất sủng, bà đã viết một câu chuyện đồng cảm khác thường vùi lấp tất cả các lên án nghiêm chỉnh nhất chống lại ông (New York Times, 14 th. 5, 2009).


    · Một cuộc biểu tình xẩy ra tại Rôma vào ngày thứ sáu, trùng hợp với việc xuất bản câu chuyện của The New York Times. Người ta có thể hỏi làm sao những người hoạt động Mĩ tình cờ lại có mặt ở Rôma phân phát chính các tài liệu được nói đến vào ngày đó trong The New York Times. Sự xuất hiện ở đây là sự xuất hiện của một chiến dịch có tổ chức, hơn là việc báo cáo vô vị lợi.




    Có thể rằng nguồn xấu vẫn có thể cung cấp sự thực. Nhưng các nguồn nguy hại đòi hỏi xem xét cẩn thận. Tuy nhiên, thay vì xem xét thận trọng hơn câu chuyện nguyên thủy, các người biên tập tin tức trên thế giới quá sức đơn giản lặp lại như vẹt bài báo của The New York Times. Điều đó dẫn chúng ta đến vấn đề nền tảng hơn: Câu chuyện là không thực, theo chính văn kiện tài liệu của nó.




    Báo The New York Times đưa ra cụ thể trên chính trang mạng của nó văn kiện tài liệu củng cố cho câu chuyện. Trong các văn kiện đó, chính Hồng y Ratzinger tự thân không dùng bất cứ quyết định nào trong các quyết định cho là đã ngăn trở vụ án. Thư tín có tên ông là người nhận; đáp thư đến từ người phụ tá của ông. Cho dẫu bỏ chuyện đó qua một bên, dẫu thế, yếu tố buộc tội—rằng văn phòng của Hồng y Cardinal ngăn cản một số cuộc điều tra—được chứng minh hết sức giả trá.




    Các văn kiện cho thấy việc xử án theo giáo luật hoặc tiến trình hình sự không bao giờ bị ngưng lại bởi bất cứ một ai. Sự thực, nó chỉ bị xếp bỏ ít ngày trước khi Cha Murphy chết. Hồng y Ratzinger không bao giờ chấp nhận một quyết định trong vụ án, theo các văn kiện. Phụ tá của ông, Tông Giám mục Tarcisio Bertone, đã gợi ý, cho rằng Cha Murphy trong tình trạng sức khỏe suy yếu và vụ xử án theo giáo luật là một vấn đề phức tạp, rằng các biện pháp khẩn trương hơn phải được sử dụng để cất bỏ ông khỏi bất cứ trách vụ nào.




    Lặp lại: Kết án rằng Hồng y Ratzinger đã làm bất cứ điều gì sai trái đều không được văn kiện tài liệu trên đó câu chuyện dựa vào củng cố. Ông đã không xuất hiện trong hồ sơ như chấp nhận bất cứ quyết định nào. Văn phòng của ông, qua bản thân người phụ tá của ông, Tổng Giám mục Bertone, đồng ý rằng phải có xử án đầy đủ theo giáo luật. Khi trở nên hiển nhiên rằng Cha Murphy suy yếu sức khỏe, Tổng Giám mục Bertone gợi ý các biện pháp khẩn trương hơn về việc cất bỏ ông khỏi bất cứ trách vụ nào.




    Hơn nữa, dưới giáo luật vào thời đó, trách nhiệm chính về các vụ án lạm dụng tình dục nằm trong tay giám mục địa phương. Tổng Giám mục Weakland từ năm 1977 trở đi đã có trách nhiệm đưa ra các án phạt cho Cha Murphy. Ông đã chẳng làm gì cho đến năm 1996. Chính vào thời điểm đó mà văn phòng của Hồng y Ratzinger trở nên dính líu, và nó theo đó đã chẳng làm điều gì để ngăn cản tiến trình địa phương.




    Thẳng thắn, The New York Times đã có được câu chuyện sai trái, theo chính chứng cứ của nó. Người đọc có thể muốn ức đoán tại sao.




    Đây là thời biểu liên quan, rút từ các văn kiện The New York Times đưa lên trên chính trang mạng của nó.




    15 tháng 5, 1974




    Việc lạm dụng bởi Cha Lawrence Murphy bị đưa ra bởi một nguyên học sinh Trường St. John cho người Điếc tại Milwaukee. Sự thực, các lời kết án chống lại Cha Murphy lùi lại đến hơn một chục năm.




    12 tháng 9, 1974




    Cha Murphy được chính thức cấp “phép nghỉ dưỡng bệnh tạm thời” khỏi Trường St. John cho người Điếc. Ông rời Milwaukee và chuyển đến bắc Wisconsin, tại Giáo phận Superior, nơi ông sống tại một ngôi nhà gia đình với mẹ ông. Ông chẳng có bổ nhậm chính thức nào từ thời điểm này cho đến khi chết năm 1998. Ông không quay về sống tại Milwaukee. Chẳng có hình phạt giáo luật nào được theo đuổi chống lại ông.




    9 tháng 7, 1980




    Các giới chức tại Giáo phận Superior viết cho các giới chức Tổng Giáo phận Milwaukee về trách vụ nào Cha Murphy có thể đảm nhận tại Superior. Tông Giám mục Rembert Weakland, tổng giám mục Milwaukee kể từ năm 1977, đã được tham khảo và nói sẽ không khôn ngoan để Cha Murphy quay lại trách vụ với cộng đoàn người điếc. Chẳng có dấu chỉ nào rằng Tổng Giám mục Weakland nhìn thấy trước bất cứ biện pháp nào khác phải đưa vào vụ án.




    17 tháng 7, 1996




    Hơn 20 năm sau lời lên án lạm dụng nguyên thủy, Tổng Giám mục Weakland viết cho Hồng y Ratzinger tuyên bố rằng ông chỉ vừa khám phá ra việc lạm dụng tình dục của Cha Murphy liên quan đến bí tích giải tội—một tội theo giáo luật còn nghiêm trọng hơn. Các lời lên án về việc lạm dụng bí tích giải tội đều đã có trong các lên án nguyên thủy năm 1974. Weakland đã là tổng giám mục Milwaukee trong 19 năm cho đến thời điểm này.




    Phải ghi nhận rằng với các lời lên án lạm dụng tình dục, Tông Giámmục Weakland có thể đã tiến hành chống Cha Murphy bất cứ lúc nào. Vấn đề về việc gạ gẫm trong bí tích giải tội đòi buộc thông báo cho Rôma, nhưng điều này nữa cũng có thể đã làm sớm vào những năm 1970.




    10 tháng 9, 1996




    Cha Murphy được thông báo rằng một vụ xử theo giáo luật sẽ tiến hành chống lại ông. Cho đến năm 2001, giám mục địa phương đã có thẩm quyền tiến hành các vụ xử như vậy. Tổng Giáo phận Milwaukee giờ đây đang bắt đầu vụ xử. Đáng ghi nhận rằng vào thời điểm này, chẳng có phúc đáp nào nhận được từ Rôma chỉ ra rằng Tông Giám mục Weakland đã biết ông có thẩm quyền đó để tiến hành.




    24 tháng 3, 1997




    Tổng Giám mục Tarcisio Bertone, phụ tá của Hồng y Ratzinger tại Ủy ban Giáo điều về Đức tin, khuyến cáo một vụ xử theo giáo luật chống Cha Murphy.




    14 tháng 5, 1997




    Tông Giám mục Weakland viết cho Tông Giám mục Bertone để nói rằng tiến trình xử án chống Cha Murphy đã được phát động, và ghi chú rằng Ủy ban Giáo điều về Đức tin đã khuyến cáo ông tiến hành thậm chí cho dẫu qui định giới hạn khởi tố đã hết hiệu lực. Sự thực, chẳng có qui định giới hạn khởi tố nào đối với gạ gẫm trong bí tích giải tội.




    Xuyên suốt phần còn lại của năm 1977, các giai đoạn chuẩn bị của tiến trình dân sự hoặc xử án theo giáo luật được tiến hành. Vào ngày 5 tháng giêng, 1998, Tòa án Tổng Giáo phận Milwaukee nói một vụ xử cấp tốc sẽ đi đến kết luận trong phạm vi vài tháng.




    12 tháng giêng, 1998




    Cha Murphy, bây giờ dưới tám tháng cho đến ngày chết, kêu nài đến Hồng y Ratzinger rằng, với sức khỏe suy yếu, ông được phép sống các ngày còn lại của ông trong bình an.




    6 tháng 4, 1998




    Tông Giám mục Bertone, ghi nhận sức khỏe mong manh của Cha Murphy và rằng đã chẳng có lên án mới nào trong gần 25 năm, đề nghị sử dụng biện pháp mục vụ để bảo đàm Cha Murphy chẳng có trách vụ nào, nhưng không với gánh nặng đầy đủ của một tiến trình dân sự. Đó chỉ là một gợi ý, vì giám mục địa phương nắm quyền kiểm soát.




    13 tháng 5, 1998




    Giám mục của Superior, nơi tiến trình được chuyển đến và nơi Cha Murphy đã sống kể từ năm 1974, từ khước gợi ý về biện pháp mục vụ. Tiến hành trước xử án chính thức bắt đầu ngày 15 tháng 5, 1998, tiếp tục tiến trình đã bắt đầu với thông báo đã phổ biến vào tháng 9, 1996.




    Tông Giám mục Weakland, người đang ở Rôma, tiếp xúc với các giới chức của Ủy ban Giáo điều về Đức tin, kể cả Tông Giám mục Bertone nhưng không bao gồm Hồng y Ratzinger, để thảo luận vụ án. Tiến trình dân sự đang tiếp diễn. Chẳng có quyết định nào được chấp nhận để ngưng nó lại, nhưng với các khó khăn của một vụ xử sau 25 năm, các chọn lựa khác đã được thăm dò làm nhanh chóng hơn việc cất bỏ Cha Murphy khỏi trách vụ.




    19 tháng 8, 1998


    Tổng giám mục Weakland viết rằng ông đã ngưng vụ xử theo giáo luật và tiến trình dân sự chống Cha Murphy và đã lập tức bắt đầu tiến trình cất bỏ ông khỏi trách vụ—một chọn lựa nhanh hơn.




    21 tháng 8, 1998




    Cha Murphy chết. Gia đình ông bất chấp lệnh của Tổng Giám mục Weakland về một tang lễ thầm kín.


    Tác giả Trần Hữu Thuần (dịch)
    Cám ơn quí vị, xin mời vào trang sau đây:
  • NGỌN NẾN NHỎ
  • LẠM DỤNG TÌNH DỤC BỊ KHAI THÁC VỚI CHỦ ĐÍCH VU KHỐNG GIÁO HỘI CÔNG GIÁO (BÀI CỦA ELIZABETH LEV)


    LẠM DỤNG TÌNH DỤC BỊ KHAI THÁC VỚI CHỦ ĐÍCH VU KHỐNG GIÁO HỘI CÔNG GIÁO (BÀI CỦA ELIZABETH LEV)

    Washington DC, ngày 24 tháng 3 năm 2010 (CNA). - Một nhà văn Công Giáo nổi tiếng cho rằng những thông tin đang bị "chọn lọc" và những chủ đề "dâm ô" của nhửng lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ đang được sử dụng để nhằm đánh phá "tiếng nói đạo đức" trong cuộc tranh luận công cộng. Tuy những lạm dụng là có thật, nhưng những hình thức chống giới tu sĩ ngày nay phản ánh những vụ vu khống trước thời Cách mạng Pháp.

    Bà Elizabeth Lev, một sử gia nghệ thuật viết cho những tạp chí Inside the Vatican, Sacerdos, First Things và Zenit và cũng là con gái của cựu đại sứ Mỹ tại Vatican, bà Mary Ann Glendon.

    "Trong khi không có ai phủ nhận những sai trái và tai hại gây ra bởi một thiểu số nhỏ các linh mục, hành vi sai trái của họ đã được sử dụng để làm giảm danh tiếng của đa số áp đảo các giáo sĩ, là những người đang sống một cuộc sống thánh thiện âm thầm trong giáo xứ của họ," Bà Lev viết trên tờ Politics Daily.

    Bà Lev thấy có sự giống nhau giữa những cuộc "tấn công thù địch kéo dài" chống hàng giáo sĩ Công Giáo trước cuộc Cách mạng Pháp và những hình ảnh về Giáo Hội Công Giáo tung ra bởi những phương tiện thông tin ngày nay.

    Sau khi Quốc hội năm 1789 giảm bớt quyền lực của nhà vua nước Pháp, lời buộc tội ác liệt chống lại các giáo sĩ Công giáo tăng lên.

    "Những lỗi phạm lẻ loi của một số giáo sĩ đã được phóng đại lên để làm như thể sự đồi bại ấy là đặc thù của toàn bộ các linh mục (Trở trêu thay, sự việc này đã xảy ra trong thời kỳ mà sự tự do tình dục đang ở hồi cực kỳ phát triển). Những nhân viên tuyên truyền Pháp khổ công đêm ngày nạo vét các vụ bê bối trong quá khứ cho dù những vụ đó đã cũ hàng nhiều chục năm hoặc thậm chí từ nhiều thế kỷ xa xôi."

    Bà Lev trích dẫn lời của chính trị gia và nhà văn Edmund Burke, năm 1790, đã ghi nhận rằng các nhà bút chiến Pháp đã miêu tả hàng giáo sĩ là “một loại quái vật," lười biếng, gian lận và tham lam.

    Burke viết: "Tôi không thể tin được những điều họ vu khống. Tôi nghi ngờ rằng những tệ nạn mà họ đưa ra là giả hoặc là phóng đại vì mục đích là kiếm lợi khi những người đó vị trừng phạt". Đó là lúc mà Cách Mạng Pháp chuẩn bị thu hồi hàng loạt các vùng đất của Giáo Hội.

    Bà Lev tố cáo rằng những báo cáo về lạm dụng tình dục được trình bày như thể là tội phạm đó chỉ giới hạn trong hàng giáo sĩ Công giáo. Họ đã thổi phồng lên hơn cả những vụ thảm sát các Kitô hữu tại Ấn Độ và Iraq.

    "Không cần phải có sự bén nhạy của một Burke Edmund để hiểu rằng Giáo Hội Công Giáo đã bị cố tình ngược đãi."

    Theo bà Lev, ước tính có 39 triệu trẻ em ở Mỹ là nạn nhân bị lạm dụng tình dục, giữa 40 và 60 phần trăm trong số này đã bị lạm dụng bởi một thành viên trong gia đình, năm phần trăm do giáo viên trường học, và ít hơn hai phần trăm đã bị lạm dụng bởi các linh mục Công giáo.

    "Nhưng khi đọc báo, có vẻ là các giáo sĩ Công giáo giữ độc quyền lạm dụng tình dục trẻ em,".

    Bà Lev cho rằng lý do đằng sau các vụ tấn công vào các linh mục Công giáo là nỗ lực để "tiêu diệt mức độ tin cậy của một tiếng nói đạo đức mạnh mẽ trong cuộc tranh luận công khai."

    Những thông tin về lạm dụng tình dục tăng đến độ “điên cuồng” khi cuộc bỏ phiếu cuối cùng về chăm sóc sức khỏe bị các giám mục Công giáo phản đối.

    "Để bưng bít tiếng nói đạo đức của Giáo Hội, cách tốt nhất là tạo tai tiếng cho bậc chủ chăn."

    ”Burke đã thấy trước các chiến dịch chống giáo sĩ chỉ là một chuẩn bị cho mưu đồ tiêu diệt Kitô giáo bằng cách tạo ra sự khinh rể hàng giáo sĩ”, Bà Lev nhắc lại việc hàng trăm linh mục đã bị đưa lên đọan đầu đài trong thời kỳ Reign of Terror.

    "Chúng ta hy vọng là người Mỹ sẽ ý thức kịp thời để thay đổi chiều hướng trước khi đi tới điểm đó," bà Lev kết luận.


    Tác giả Vũ Văn An (dịch)
    Cám ơn quí vị, xin mời vào trang sau đây:
  • NGỌN NẾN NHỎ
  • NHỮNG KẺ THUA ĐAU TRONG TUẦN THÁNH NĂM 2010


    NHỮNG KẺ THUA ĐAU TRONG TUẦN THÁNH NĂM 2010

    Chiến thắng tội lỗi của Đức Chúa KiTô Phục Sinh vinh hiển làm các thế lực ma qủy nổi giận.

    Elizabeth Lev, Giáo sư kiêm Sử gia Nghê thuật

    Mời đọc: Lạm dụng tình dục bị khai thác với chủ đích vu khống Giáo Hội Công giáo (bài của Elizabeth Lev)

    ROME, Ngày 1 tháng Tư năm 2010, Theo tin Thông Tấn Xã toàn cầu (Zenith.org) đã trích đăng một bài viết đặc biệt suy niệm về mùa Tuần Thánh của năm 2010 với tựa đề: "Kẻ thua đau trong Tuần Thánh năm 2010". Được biết Sử gia Elizabeth Lev sanh tại Hoa Kỳ, bà đã đến kinh thành muôn thuở Rôma để hoàn tất các luận án hậu đại học và bà có duyên may được ở lại Rôma luôn. Hiện nay Sử gia Elizabeth Lev giảng dạy về các môn học Nghệ Thuật của Thiên Chúa Giáo và Kiến Trúc của Trường Đại học Duquesne tại Ý và Các chương trình Nghiên cứu về Công Giáo tại Viện Đại Học Saint Thomas. Có thể liên lạc với Giáo sư Elizabeth Lev qua địa chỉ điện thư: lizlev@zenith.org. Bài tóm lược như sau;

    Những kẻ thua đau trong Tuần Thánh Năm 2010

    Hàng năm cứ vào những ngày người tín hữu Thiên Chúa Giáo cử hành Tuần Thánh là các thế lực của sự dữ, của ma qủy rất bối rối. Sau 06 tuần lễ thanh tẩy và cầu nguyện, chúng ta sẽ kính trọng thể Đại Lễ Phục Sinh, mừng Đức Chuá Kitô vinh hiển chiến thắng tội lỗi và mừng cho bí tích hoà giải giữa Thiên Chúa và chúng ta. Satan, kẻ dữ chính là người thua đau nhất.

    Bởi vậy mỗi năm khi người tín hữu Thiên Chúa giáo tưởng niệm cuộc Thương Khó và và sự Phục sinh vinh hiển của Đức Chúa Kitô thì cũng vào độ ấy những đại nhật báo và kênh truyền hình lớn nhất cũng tiến hành chiến dịch đánh phá và nói xấu Đức Chúa KiTô. Qúy vị cố nhớ lại mà xem, vừa cách nay đúng một năm Tạp chí Newsweek Magazine đã mừng Đại Lễ Phục Sinh năm 2009 bằng bài báo rất công phu mang tựa đề; " Sự Xuống Dốc và Suy tàn của một nuớc Hoa Kỳ theo Thiên Chúa Giáo, " trong cùng lúc đó thì kênh truyền hình nổi tiếng Discovery phát hình một bộ phim tài liệu đã mô tả Đức Chúa Giêsu Kitô như một người cơ hội chủ nghĩa về chính trị (!!!).

    Mùa Chay năm 2010 này, các mũi tấn công của họ lại càng bén nhọn hơn; họ đang nhắm vào Đấng thay mặt Đức Chúa Kitô tại thế gian: "Đức Thánh Cha". Trong các tuần lễ vừa qua chúng ta đã và đang thấy hàng loạt những cáo buộc điên cuồng nhằm chống lại hàng linh mục, giáo sĩ, các giám mục và đến cả chính Đức Thánh Cha Benedicto XVI bất kể là những vụ lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên xảy ra ở bất cứ nơi đâu trong nước Cộng Hoà Liên Bang Đức, Aí Nhĩ Lan, và tại ngay Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Hình thái chiến lược tấn công Giáo Hội như kiểu này đã được các lãnh chúa chiến tranh áp dụng trước thời Công Ước Quốc tế Geneva được ký kết. Nghĩa là cứ ra lệnh bắn lên không trung càng nhiều càng tốt và hy vọng biết đâu đấy sẽ có vài viên đạn sẽ trúng ngay mục tiêu. Bởi vì các phương tiện báo chí và truyền thông đại chúng đâu có chịu trách nhiệm về sự ràng buộc chính thức hay sự thương vong của những người vô can -vô tội và cứ việc bắn phá bừa bãi tưới hột sen đi miễn là làm sao cho phe địch thủ nó suy yếu thì chiến thuật đánh đấm kiểu này được hoan nghênh.

    Những tin nóng trên trang nhất hoặc đầu giờ phát thanh, truyền hình mấy tuần nay của họ đã gán ghép trách nhiệm của Đức Thánh Cha Benedicto XVI vào các vụ lạm dụng tình dục cho thấy rõ là những "tiết lộ" ấy toàn là thiếu vắng những điều căn bản trọng đại, và thiếu hẳn những suy luận có lý tính cao đẹp và nghe bùi tai. Cũng trong lúc ấy những nhà bỉnh bút của họ đang ganh đua nhau, y như những tên học trò du côn chuyên bắt nạt các trò yếu sức trong sân chơi nhà trường, xem coi tên nào đá giò lái đẹp nhất.

    Đối với những người có đầu óc thế tục thì hình như là khó giải thích rằng tại sao Toà Thánh Rôma không vùng lên tự bảo vệ Tòa Thánh và Giáo Hội bằng cách tung ra hàng tá hồ sơ, nhanh chóng bác bỏ thẳng thừng từng lời vu cáo một, và lên án ngay tức khắc những sự phỉ báng Giáo Hội ngay dưới mái vòm của Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô. Những suy nghĩ và phương cách đáp trả đầy thế tục và đời thường này không phải là đường lối của Giáo Hội Công Giáo Roma. Đó không phải là những cách thế khi loạn quân Landsknecht cướp phá Rôma vào năm 1527 đã buộc Đức Giáo Hoàng Clement thứ 7 phải rời bỏ Rôma để bảo toàn tính mạng; đó cũng không phải là phương cách mà vị Giáo Hoàng Piô thứ 6 ở tuổi 86 đã bị hoàng đế Napoleon cho người đặt ngài lên xe và đẩy ra khỏi Roma và lưu lạc khắp lục địa châu Âu cho đến hết cuộc đời. Và cũng tương tự như vậy; đó cũng không phải là đường lối xử sự của Đức Giáo Hoàng Piô thứ 9 khi người Ý chiếm lấy kinh thành Rôma và lưu đầy ngài trong những bức tường của điện Vatican.

    Có hai lý do chính để diễn giải về những tình cảnh này. Với tất cả những kỳ vọng của họ; báo chí không phải là một tòa án thượng tôn luật pháp. Họ chẳng bị ràng buộc bởi bất cứ luật lệ nào khi xem xét đến các chứng cớ, họ cũng chẳng có một tiến trình thiết lập những quy định khả tín về nhân vật chứng trong tố tụng. Họ có thể lựa và chọn những thứ gì họ muốn đăng, muốn nói, muốn im lặng, hay đơn giản là họ làm lơ không đến đến. Những cái thứ "toà án tự phong của giới truyền thông đại chúng" đã mang lại nhiều thương vụ cho các tổng biên tập, các chủ bút càng có nhiều lý lẽ và nguồn tin tức để tiếp tục tấn công Giáo Hội Công Giáo cho dù những "toà án tự biên tự diễn " kiểu này có đeo một tí tẹo công lý mà thôi.

    Hơn thế nữa, cũng theo cái thứ tòa án báo chí này, thì " các bị đơn và bị cáo được coi như là có tội cho đến khi được chứng minh rằng họ vô tội." Trong đấu trường này, giới báo chí ra tay trước, cố sức ném bùm, bôi tro trát trấu nói xấu - trong khi đó tất cả những gì Tòa Thánh Rôma có thể làm được là đưa tay gạt bùn tro trên mặt đi thôi. Điều này gần giống y như trong phiên tòa xử Chúa Giêsu thuở xưa, ở đây chẳng có cơ hội nào để miễn tố hãy bãi bỏ vụ án.

    Tuy nhiên trong phiên toà vu cáo và đã xét xử bất công đối với Đức Chúa Kitô, không bao giờ được nghe hay thấy ai viết về những kẻ đã phản bội và đánh đập Đức Chúa Giêu Kitô. Đức Chúa Giêu thật là một Đấng Anh Hùng, và Người đã xử sự tuyệt vời trong mọi việc, ngay cả cho đến khi Người sắp sinh thì ( Lạy Cha, xin tha cho họ vì lầm mà chẳng biết.) Ông Simôn thành Sirênê đã ghé vai vác đỡ Thánh Gía cho Chúa Kitô, bà Veronica đã can đảm lấy khăn lau mặt cho Chúa và được trở thành người lưu giữ hình ảnh của thiên nhan Chúa. Và Longinô (Longinus), người sau cùng trở lại đạo Thiên Chúa, ông ta chính là người cầm lưỡi đòng đâm thâu qua cạnh sườn Đức Chúa Giêsu Kitô lúc Người bị đóng đanh trên Thánh Giá. Vâng tất cả những con người này đã được sử sách và Phúc Âm ghi chép trong Cuộc Khổ Nạn Thương Khó của Đức Chúa Giêsu Kitô nhắc nhớ đến tên họ đầy đủ- Nhưng lịch sử và Phúc Âm đã không hề nhắc nhớ đến những kẻ đã đánh đập, làm nhục và đám đông đã chửi mắng, nhổ bọt vào Chúa.

    Giờ đây qua những "phiên tòa báo chí" xét xử Đức Thánh Cha Benedicto XVI cũng tạo ra một số anh hùng tương tự. Thí dụ như Bill Donohue của Liên Đoàn Công giáo Hoa Kỳ đã đem cuộc chiến đến tận cửa Phòng Tin Tức. Kiên trì và không mỏi mệt, ông ta đã đưa ra những lời xin lỗi cũng như đã buộc họ rút lại những tuyên bố tương tự như vua David ngày xưa đã xua đuổi lũ chó sói và sư tử ra xa khỏi đoàn chiên của ông.

    Trong số những vị anh hùng anh thư xuất hiện này còn có: Sean Murphy, học giả Goerge Weigel, Linh mục Raymond de Souza, và gần đây là chính Đức Hồng Y Levada đã dùng biết bao nhiêu thời giờ để gạn lọc từng lời cáo buộc vu khống này. Các vị ấy cũng kiểm soát lại từng dữ kiện và chi tiết của giới truyền thông đại chúng đưa ra. Các vị ấy cũng múa bút biểu diễn thực tài qua những bài viết bác bỏ một cách rất thuyết phục mỗi lời cáo buộc vừa mới được giới "nhà báo'' ấy xuất kỳ bất ý tung ra. Tại sao các vị ấy phải làm như vậy? Trả lời ngay, các vị ấy đã làm như vậy để Đức Thánh Cha sẽ không phải bận tâm bút chiến với những "nhà báo" này.

    Vậy là phong thái xử sự trầm tĩnh của Giáo hội Rôma đã tương phản mạnh với thái độ cuồng nộ ồn ào như bão tố của các đại gia truyền thông báo chí. Sau những con số thống kê kỷ lục về người tham dự Chuá Nhật Lễ Lá, bầu không khí tại giáo đô Rôma là bình lặng và chìm ngập trong lời khấn nguyện trong lúc tất cả tín hữu Thiên Chúa giáo tiến gần đến Tam Nhật Thánh.

    Trong lúc thế giới của người thế tục đang phải vật lộn với sự mê hoặc về tình dục và tai tiếng tình ái của phàm nhân- thì người tín hữu Kitô giáo thuần thành đang liên kết trong lời kinh nguyện của Giáo hội Công giáo Rôma thánh thiện trong mùa thánh thiện và đầy ơn phúc của lịch phụng vụ Công giáo. Công việc của Đức Thánh Cha không phải là phải nhảy chồm lên khi nghe những tiếng kêu gào của đại nhật báo New York Times. Nhiệm vụ của Đức Thánh Cha Benedicto XVI là kín múc, gặt hái ân sủng của Thiên Chuá và chia xẻ phân phối nguồn mạch ấy cho những người được Thiên Chúa thương yêu và chọn. Rôma, giáo đô- thành phố vĩnh cửu: đây là nơi định hình và kết tụ đức tin của chúng ta.

    Cái thái độ hằn thù Giáo hội Công giáo rất công khai và thường xuyên trong những ngày tháng này đã thực sự tạo nên một sự cám dỗ thứ 4; sự cám dỗ cuối cùng trong Mùa Chay 2010 của chúng ta. Cũng như kẻ dữ đã ba lần cám dỗ Đức Chúa Giêsu Kitô trong sa mạc. Satan cũng cám dỗ chúng ta qua ba lần:

    -cám dỗ lần thứ 1: thái độ tuyệt vọng về tương lai của Hội thánh Chúa;

    -cám dỗ lần thứ 2: thái độ dụ dỗ chúng ta ra khỏi tinh thần của canh tân trong mầu nhiệm Vượt qua; và

    -cám dỗ lần thứ 3: thái độ căm ghét hay coi thường những ai đã bày tỏ sự miệt thị Đức Tin và khinh thường với Đức Thánh Cha Benedicto XVI.

    Giống như Đức Chúa Giêsu Kitô đã làm: chúng ta cũng phải cương quyết chống trả lại và chiến thắng mọi sự cám dỗ và mê hoặc của kẻ dữ. Tự chính người tín hữu Kitô giáo chúng ta phải luôn nhớ rằng: Trong Nước Thiên Chúa của chúng ta đã có sẵn một dịch vụ thông tin báo chí truyền thông nhiệm mầu; và Đó Là Lời Chúa, là Tin Mừng mà mỗi người chúng ta đang tuyên xưng và loan truyền trong Tuần Thánh trọng đại này.

    Chia sẻ đại kết của Dominic David Trần: Lạy Chúa, Lời của Chúa là Sự Thật, là nguồn mạch ơn cứu độ cho chúng con, là ngọn đèn soi bước chúng con đi. Qua những chặng đường Thương Khó hôm nay- chúng con đã hạnh phúc vì mắt chúng con được nhìn thấy Chân Lý của Chúa, tai chúng con được nghe thấu Tin Mừng Cứu độ của Chúa, vai chúng con có phúc được vác Thánh Giá nhỏ bé và tim chúng con được đâp trong nhịp yêu thương của Chuá-dẫu cho kẻ dữ và sự dữ luôn cám dỗ Giáo Hội, người Tôi Tớ Benedicto của Chúa và những người phàm nhân đầy tội lỗi như chúng con. Chúng con luôn vững tin vào Tình Yêu của Chúa vì Chúa Là Tình Yêu, và Tình Yêu cao cả của Thiên Chuá chiến thắng mọi sự ở mọi nơi và với mọi người.

    Lạm dụng tình dục bị khai thác với chủ đích vu khống Giáo Hội Công giáo (bài của Elizabeth Lev)
    Vũ Văn An dịch
    Một nhà văn Công Giáo nổi tiếng cho rằng những thông tin đang bị "chọn lọc" và những chủ đề "dâm ô" của nhửng lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ đang được sử dụng để nhằm đánh phá "tiếng nói đạo đức" trong cuộc tranh luận công cộng. Tuy những lạm dụng là có thật, nhưng những hình thức chống giới tu sĩ ngày nay phản ánh những vụ vu khống trước thời Cách mạng Pháp.






    Tác giả Elizabeth Lev (Dominic David Trần dịch)
    Cám ơn quí vị, xin mời vào trang sau đây:
  • NGỌN NẾN NHỎ
  • ĐỨC BIỂN ĐỨC XVI, VỊ GIÁO HOÀNG ÁP CUỐI CỦA THỜI SAU HẾT THEO LỜI TIÊN TRI CỦA THÁNH MALACHY?


    ĐIỀM THỜI ĐẠI: ĐỨC BIỂN ĐỨC XVI, VỊ GIÁO HOÀNG ÁP CUỐI CỦA THỜI SAU HẾT THEO LỜI TIÊN TRI CỦA THÁNH MALACHY?


    Vào Tuần Thánh năm 2010 này, quyền lực bóng tối đã khai hỏa cuộc tổng tấn công đánh thẳng vào Vatican, vào vị lãnh đạo giáo hội Công giáo là ĐGH Biển Đức XVI, sau cả chục năm các mặt trận truyền thông bùa phép bủa vây đánh vòng quanh ở nhiều nơi và nhiều phía. Và sau đó là các cơ quan từ tầm cỡ lớn đến các tờ báo ở mỗi địa phương đều đồng loạt tiền pháo hậu xung liên tiếp trong nhiều ngày, có bài bản, theo đúng chiến thuật và chiến lược trong một chiến dịch tổ chức qui mô như nhận định của giáo sư Elizabeth Lev.

    (Mời đọc bài viết của Gs. Elizabeth Lev: Những kẻ thua đau trong Tuần Thánh Năm 2010)

    Tự nhiên nhiều người nhắc tới lời tiên tri của thánh Malachy được ghi lại vào năm 1139 khi viếng Roma, về 112 vị giáo hoàng, mà ĐGH Biển Đức là vị áp cuối cùng.

    Đức Giáo Hoàng áp cuối cùng, tức thứ 111, biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachy là "Vinh Quang của Cành Ô-liu" (Gloria Olivæ, the Glory of the Olive). Vị Giáo hoàng này chăn dắt Giáo Hội trong thời kỳ khởi đầu cuộc bách hại.

    Điều kỳ diệu là Chúa Giêsu nói lời tiên tri về thời tận cùng cũng trên núi Ô-liu. Vị Giáo hoàng này chăn dắt Giáo hội trong thời kỳ khởi đầu sự bách hại mà Chúa Giêsu đã nói đến trong Kinh thánh. Vị Giáo hoàng này sẽ có liên quan tới cây/cành Ô-liu vẫn được xem là dấu chỉ của hòa bình, hay cũng có thể liên quan tới cây, trái ô-liu. Dòng thánh Benedict nói rằng vị Giáo hoàng này đến từ nhà dòng của họ, vì dòng còn được biết như là "những người của hòa bình". Thánh Benedictô đã nói tiên tri rằng trước ngày tận cùng của thế giới, người của nhà dòng ngài sẽ chiến thắng dẫn dắt Giáo hội chống lại sự dữ.

    Đức Giáo Hoàng thứ 112 cuối cùng, biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachy là "Phêrô thành Rôma". Lời tiên tri viết về vị Giáo hoàng thứ 112 này: "Trong thời kỳ bách hại sau cùng của Giáo hội La mã, Phêrô thành Rôma sẽ lên ngôi, người sẽ chăn dắt đoàn chiên giữa những cơn bách hại; sau khi một thành phố 7 đồi (tức Rôma) bị phá huỷ và một vị Quan Án kinh hoàng sẽ xét sử muôn dân."

    LẤY TÊN LÀ BÊNÊĐICTÔ

    Những ngày sửa soạn bầu giáo hoàng kế vị Đức Gioan Phaolô II vào tháng 4 năm 2005, tôi tự nhiên nhớ lại hình như đâu đây có lời tiên tri về các vị giáo hoàng. Thế là tôi đã tìm trong mạng lưới và thấy ngay. Những lời tiên tri này là của thánh Malachy vào năm 1139. Ngài là giám mục giáo phận Armagh bên Ái nhĩ lan. Năm đó ngài có dịp về Roma bái kiến ĐGH Innocentê II. Trong thời gian ở đó, ngài đã thấy một thị kiến về 112 vị giáo hoàng sau đó, liền viết ra và trao cho ĐGH Innocentê II.

    Mỗi vị giáo hoàng đều được nói tới qua một câu bằng tiếng La-tinh diễn tả đặc điểm. Những lời tiên tri về các vị giáo hoàng trước đây khá đúng cách này hoặc các khác. Lời tiên tri về ĐGH Gioan Phaolô II là "De Labore Solis" nghĩa là Mặt Trời Lam Lũ hay Nhật Thực. Quả thực cuộc đời của ngài ra đi không ngừng nghỉ cho đến những ngày già cả bệnh tật cuối cùng.

    Buổi tối ngày 18 tháng 4 năm 2005, ngày đầu tiên bầu giáo hoàng mà chưa có kết quả, tôi ngồi đọc những lời tiên tri trong danh sách 112 vị giáo hoàng, thì ĐGH Gioan Phaolô II là thứ 110. Và đức giáo hoàng kế vị sẽ là thứ 111, áp cuối cùng trong danh sách.

    Đây là vị giáo hoàng áp cuối vào thời sau hết? Câu nói trong lời tiên tri thánh Malachy về vị giáo hoàng này là "Vinh Quang Ngành Ô-liu" (Gloria Olivae, the Glory of the Olive). Vị Giáo hoàng này chăn dắt Giáo hội trong thời kỳ khởi đầu sự bách hại mà Chúa Giêsu đã nói đến trong Kinh thánh. Vị Giáo hoàng này sẽ có liên quan tới cây/cành Ô-liu vẫn được xem là dấu chỉ của hòa bình. Dòng thánh Benedictô nói rằng vị Giáo hoàng này đến từ nhà dòng của họ, vì dòng còn được biết như là "những người của cành ô-liu". (The Benedictine order traditionally said this Pope would come from their order). Thánh Benedictô (Biền Đức) đã nói tiên tri rằng trước ngày tận cùng của trật tự thế giới, nhà dòng của ngài sẽ chiến thắng dẫn dắt Giáo hội chống lại sự dữ.

    Đọc xong tôi tự hỏi liệu những lời trên đây sẽ nghiệm tới cỡ nào. Vì trong các hồng y kỳ này có ai là từ dòng Bênêdictô đâu!

    Vậy là ngày hôm sau, 19 tháng 4, vào lúc 5:45 chiều giờ Roma (tức lúc 10:45 sáng giờ New Orleans), tôi mở TV thì thấy khói trắng đang bốc ra từ ống khói trên nóc nhà nguyện Sistine. Mọi người đang tuốn vào công trường thánh Phêrô để chứng kiến giây phút lịch sử. Đúng 6:05 thì chuông nhà thờ thánh Phêrô vang lên reo vui. Và giây phút quan trọng đã đến: đúng 6:40 chiều (giờ Roma) thì đức hồng y Jorge Medina Estivez tiến ra bao lơn đền thờ thánh Phêrô tuyên bố: "Habemus Papam" nghĩa là "Chúng Ta Đã Có Giáo Hoàng." Nhiều người hồi hộp chờ đợi, nghĩ rằng vị giáo hoàng mới chắc thế nào cũng lấy tên là Gioan Phaolô III để theo bước chân vị mục tử đang quá nổi tiếng.

    Lời tuyên bố tiếp: vị giáo hoàng mới là đức hồng y Josef Ratzinger, lấy tên là Benedictô XVI.

    Nghe vậy tôi bèn giật bắn người lên. Sao lần này lời tiên tri lại có thể đúng quá như thế. Chỉ khác là đức hồng y Josef Ratzinger không phải là người thuộc dòng Benedictô, nhưng lại lấy tên là Benedictô để nói lên cái tinh thần của thánh Benedictô chăng?

    Thế là biết bao nhiêu suy diễn đầy tràn trên các mạng lưới. Rằng sắp đến ngày tận thế! Vì chỉ còn một vị nữa là hết danh sách! Câu nói tiên tri về vị giáo hoàng cuối cùng, tức thứ 112 là "Phêrô thành Rôma." "Trong thời kỳ bách hại sau cùng của Giáo hội Rôma, Phêrô thành Rôma sẽ lên ngôi, người sẽ chăn dắt đoàn chiên giữa những cơn bách hại; sau khi một thành phố 7 đồi (tức Rôma) bị phá huỷ và một vị Quan Án kinh hoàng sẽ xét sử muôn dân."

    AI LÀ MALACHY?

    Thánh Malachy sinh năm 1094 với tên gọi O'Margair trong một gia đình quý phái ở thành phố Armagh, Bắc Ái Nhĩ Lan. Ngài được rửa tội lấy tên La-tinh là Maelmhaedhoc, nhưng ngài được biết đến với tên gọi là Malachy. Sau một thời gian dài học hành, ngài quyết định thay vì sẽ làm công việc giống như cha ngài đang làm, ngài có ước muốn trở thành một linh mục Công giáo, thụ phong linh mục vào năm 1119 ở tuổi 25. Ngài tiếp tục theo học thần học ở Lismore. Năm 1127, ngài trở thành cha giải tội cho Cormac MacCarthy, hoàng tử của Desmond, người sau này trở thành Vua của Ái Nhĩ Lan. Ngài được phong làm Tổng Giám mục Armagh vào năm 1132. Thánh Malachy qua đời trong lúc hành hương Rôma lần thứ hai vào năm 1148. Ngài được Đức Thánh Cha Clemente III phong thánh vào ngày 6/7/1199. Điều kỳ diệu trong những lời tiên tri của Thánh Malachy là việc tiên đoán về ngày và giờ chết của chính ngài, và đã xảy ra đúng như thế.

    Thánh Malachy có ơn chữa lành giúp người bệnh tật. Ngoài ra, ngài còn có ơn bay bổng và ơn tiên tri thấu thị. Nhiều phép lạ đã xảy ra liên quan tới những mục vụ của Ngài. Ngài còn được ban cho ơn tiên tri, mà một trong nhưng lời tiên tri quan trọng nhất ngài nhận được trong một thị kiến ở Rôma vào năm 1139 liên quan đến những Vị Giáo Hoàng sau này - từ Đức Giáo Hoàng Innocent II cho tới thời kỳ tận cùng của thế giới. Ngài đã làm thơ để mô tả mỗi một Đức Giáo Hoàng, và đã trao bản viết tay cho Đức Giáo Hoàng Innocent II, và kể từ đó lời tiên tri của Ngài không được nhắc tới cho mãi đến năm 1590, thì được in ra sách, và đã trở thành điểm tranh luận nóng bỏng về tính chất nguyên thuỷ và chính xác của lời tiên tri. Theo như lời tiên tri của Thánh Malachy, thì chỉ còn 2 Đức Giáo Hoàng nữa sau Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thì tới tận cùng thời gian, mà Đức Giáo Hoàng cuối cùng sẽ mang danh hiệu "Thánh Phêrô thành Rôma."

    Thánh Malachy viết những lời tiên tri về các Đức Giáo Hoàng với những danh hiệu liên quan tới tên gọi nơi gia đình, nơi sinh, huy hiệu hay văn phòng đang nắm giữ trước khi được bầu lên Giáo hoàng. Một số đoạn viết là những lời tiên tri đa dạng được viết rất tài tình bởi lối dùng chữ. Thí dụ như, Đức Giáo hoàng Piô II làm Giáo Hoàng trong vòng 26 ngày vào năm 1503, được Thánh Malachy mô tả là "từ một người đàn ông nhỏ". Tên gia đình của ngài là Piccolomini, tiếng Ý nghĩa là "người đàn ông nhỏ". Thỉnh thoảng, quá khứ cá nhân của Đức Giáo Hoàng là một phần của biệt hiệu được viết bởi Thánh Malachy. Đức Giáo Hoàng Clement XIII (1758-1769) là người có những liên hệ với chính quyền Ý của bang Umbria và có huy hiệu là một bông hoa hồng, đã được Thánh Malachy mô tả với biệt hiệu là "Hoa hồng của Umbria."

    Thời gian qua đi đã chứng tỏ cho những người nghi ngờ về lời tiên tri của thánh Malachy, vì những lời tiên tri của ngài đã thực sự chính xác đến độ làm ngạc nhiên người ta.

    CHAO ĐẢO HAY ĐỊNH HƯỚNG?

    Hình như thiên hạ thích suy diễn về ngày tận thế. Ngay thời trước 1975 ở Việt Nam, lâu lâu dân chúng lại đổ đi mua nến vì sẽ có tối trời ba ngày! Rồi tới thời điểm chuyển sang thiên niên kỷ mới năm 2000, thiên hạ lại càng nhiều xôn xao.

    Danh sách chỉ có 112 không có nghĩa là không còn vị nào nữa. Thánh Malachy chỉ nhìn thấy tới đó thì sao? Mà thời tận cùng là thời kỳ gì? Tận cùng các vị giáo hoàng từ Âu châu? Tận cùng thời giáo hội bị điêu đứng, bị chao đảo, bị tấn công từ nhiều phía? Cứ nhìn vào những "bàn tay lông lá" của những "bạo chúa" truyền thông những năm qua và những ngày vừa qua thì rõ. Muốn dán nhãn hiệu xấu hay tốt, bảo thủ hay cấp tiến là cứ tự tiện khuynh đảo hành xử.

    Tại sao đức tân giáo hoàng không lấy tên là Gioan Phaolô III mà lại chọn là Bênêđictô XVI? Điều này có liên hệ gì tới cành ô-liu hay tinh thần thánh Biển Đức và dòng Biển Đức?

    Nhiều người đã tiết lộ là đức hồng y Josef Ratzinger mỗi lần tĩnh tâm thường tới nhà dòng Monte Cassino ở gần Roma, là nơi thánh Biển Đức đã lập dòng vào thế kỷ thứ 6. Thánh Biển Đức đã khơi lên trong giáo hội một trào lưu nội tâm là đường hướng tốt nhất để vượt qua những chao đảo và bảo toàn được Giáo Hội vào thế kỷ thứ 6.

    Thế là mọi người đều tìm đọc bài giảng của đức hồng y Josef Ratzinger trưởng hồng y đoàn trong ngày khai mạc cơ mật hội. Và vỡ lẽ ra rằng đây không ngờ mà lại là một bài giảng mang tính chất tiên tri và viễn kiến mở hướng đi cho giáo hội đầy tin tưởng lạc quan trong những ngày sắp tới.

    "Chúng ta không thể cứ mãi là những trẻ thơ trong đức tin, trong trạng thái vị thành niên. Cứ mãi là những trẻ thơ trong đức tin nghĩa là gì? Thánh Phaolô trả lời: nghĩa là “bị sóng đánh trôi giạt theo mọi chiều gió đạo lý.” (Eph 4:14). Một diễn tả rất thời sự!

    Biết bao nhiêu làn gió chủ thuyết mà chúng ta đã biết đến trong những thập niên cuối cùng… Con thuyền nhỏ tư duy của nhiều Kitô hữu đã thường bị đánh bởi những đợt sóng này - trôi giạt từ thái cực này sang thái cực khác: từ Mác Xít tới chủ nghĩa tự do, tới mức chủ nghĩa tự do phóng túng; từ chủ nghĩa tập thể đến chủ nghĩa cá nhân; từ chủ nghĩa vô thần tới chủ nghĩa duy huyền bí tôn giáo mơ hồ; từ chủ nghĩa vô tín đến chủ nghĩa hỗn tạp và vân vân. Nhiều giáo phái mới được đẻ ra mỗi ngày và xảy ra điều mà Thánh Phaolô đã nói về sự lường gạt con người và sự tinh quái nhắm lôi kéo con người đến chỗ lầm lạc (x Eph 4:14). Có một đức tin rõ ràng, theo kinh Tin Kính của Giáo Hội, lại bị gán cho nhãn hiệu cuồng tín. Trong khi chủ nghĩa tương đối, nghĩa là để chính mình “bị sóng đánh trôi giạt theo mọi chiều gió đạo lý” dường như lại là cách thức hành xử duy nhất thức thời. Người ta đang thành lập một chế độ độc tài của chủ nghĩa tương đối, nó không nhìn nhận điều gì là chung kết và để cho cái tôi và ý muốn của mình là mẫu mực duy nhất."

    TIN VUI CHIẾN THẮNG VINH QUANG CỦA CÀNH Ô-LIU (Chúa nhật 4c Mùa Phục sinh)

    Vậy là câu trả lời đã khá rõ. Trong những tù mù xáo trộn bị sóng đánh trôi dạt, hãy tìm vào đời sống nội tâm và bầu khí phụng vụ thánh thiêng như tinh thần của thánh Biển Đức. Đây là lời quả quyết của chính đức hồng y Ratzinger trong bài giảng trên:

    "Trái lại chúng ta có một mẫu mực khác, đó là Con Thiên Chúa, là người thật. Ngài là thước đo của chủ nghĩa nhân bản đích thật. Đức tin “trưởng thành” không phải là một đức tin trôi theo những làn sóng thời thượng hay mốt mới. Đức tin với vóc dáng đầy đủ và trưởng thành là một đức tin ăn rễ sâu xa nơi tình bằng hữu với Chúa Kitô."

    Tin Mừng tuần này trả lời như vậy. Đang khi quyền lực bóng tối xem chừng tung hoành lấn lướt và nhiều người nghĩ Chúa như ngủ quên để mặc, thì Chúa có mặt ra tay và giõng giạc tuyên bố:

    27 “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi.28 Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi.” (Gioan 10:27-28)

    Trong lúc thiên hạ bàn tán về một ngày tận thế mơ hồ nào đó, trong lúc nhân loại càng lún sâu vào xô xát giẫy giụa do những xung khắc tham vọng quyền lực hay những bùa phép toàn cầu của "trật tự mới", khiến lòng người chao đảo, tâm hồn tín hữu xôn xao mất hướng đi, ĐGH Biển Đức XVI đang mở hướng đối thoại hòa giải và hóa giải. Mọi người đang chờ đợi một vị lãnh đạo, với cành ô-liu vinh thắng, tiếp tục hô to như ĐGH Gioan Phaolô II: "Đừng Sợ!" Vì chính Chúa là con đường và là người dẫn đường. Dù chỉ với con người dòn mỏng, ĐGH Gioan Phaolô II đã làm thay đổi thế giới và lòng người thời đại. Dù với bàn tay run rẩy của tuổi già bệnh tật, ĐGH Gioan Phaolô II vẫn thu hút cả mấy triệu người trẻ trong mỗi dịp đại hội giới trẻ thế giới. Và ngay dù đã nằm xuống, xác thân bất động, con người với ơn thánh đó đã kéo biết bao triệu người tuốn về Roma trong ngày vỗ cánh bay lên. Đó là sức mạnh của niềm tin và của con tim nhân ái xóa bỏ được mọi làn ranh.

    "Ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa." (Gioan 14:12)

    TỪ MỘT THỜI BỊ NGUYỀN RỦA TỚI MỘT THỜI ĐƯỢC CHÚC PHÚC

    Sắp sửa tận thế hay sửa soạn một thời ân sủng? Bài giảng mang chất tiên tri này đã xướng lên ngay từ đầu: "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh này" (Lc 4:21), là "công bố một năm hồng ân của Chúa."

    Bênêdictô từ tiếng La-tinh có nghĩa là Được Chúc Phúc, Được Ban Hồng Ân. Ở đây chữ "Lòng Thương Xót Chúa" (Divine Mercy) được nhắc đi nhắc lại. Bởi chính Đức Kitô đã bằng lòng mang lấy "toàn bộ gánh nặng của sự ác, toàn thể quyền năng hủy diệt của nó." Ngài đã trả giá cho những hồng ân đó bằng nhận lấy "ngày báo phục của Thiên Chúa" (Is 61:2)

    “Tội lỗi của chúng ta, chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá”(1 Pet 2:24). Và Thánh Phaolô đã viết cho các tín hữu Galát : “Đức Ki-tô đã chuộc chúng ta cho khỏi bị nguyền rủa vì Lề Luật, khi vì chúng ta chính Người trở nên đồ bị nguyền rủa, vì có lời chép: Đáng nguyền rủa thay mọi kẻ bị treo trên cây gỗ! Như thế là để nhờ Đức Giê-su Ki-tô, các dân ngoại cũng được hưởng phúc lành dành cho ông Áp-ra-ham, và để nhờ đức tin, chúng ta nhận được ơn Thiên Chúa đã hứa tức là Thần Khí.” (Gal 3:13).

    Như thế, thay vì nhiều người cứ nghĩ tới ngày "bị nguyền rủa," bằng chính những hành động tự hủy của con người như thảm cảnh Nhà Tháp Đôi ở New York hay những vụ ôm bom tự sát để "đóng cửa trần gian," ĐGH Biển Đức mang danh hiệu đầy chất tiên tri "Được Chúc Phúc" đang mở ra một thời hồng ân của cuộc chiến thắng do chính Chúa Giêsu dẩn đầu. Đây lại chẳng phải là một lời tiên tri trong một viễn kiến đầy tin tưởng, hy vọng và tươi sáng hay sao?

    “Hãy can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian.” (Gioan 16:33)

    Lm. Trần Cao Tường

    ---

    Xin mời xem Những Lời Tiên Tri Liên Quan Tới 112 Vị Giáo Hoàng,

    LỜI TIÊN TRI CỦA THÁNH MALACHY VỀ CÁC ĐGH THỜI CUỐI CÙNG

    Lời ngỏ: Đây là bản dịch về lời tiên tri của thánh Malachy về các Đức Giáo Hoàng thời cuối cùng. Bài này không có ý gây lo sợ, bởi vì những người tin vào Chúa Kitô thì không có gì phải sợ, và chính Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng đã nhất mạnh: "Đừng sợ!". Cần cầu nguyện để xin Thiên Chúa soi sáng khi phân định lời tiên tri này.

    Thánh Malachi sinh năm 1094 với tên gọi O'Margair trong một gia đình quý phái ở thành phố Armagh, Bắc Ái Nhĩ Lan. Ngài được rửa tội với tên gọi Maelmhaedhoc. Tên Maelmhaedhoc được La-tinh hóa và ngài được biết đến với tên gọi là Malachy. Sau một thời gian dài học hành, ngài quyết định thay vì sẽ làm công việc giống như cha ngài đang làm, ngài có ước muốn trở thành một linh mục Công giáo.

    Ngài được thụ phong vào năm 1119 ở tuổi 25. Ngài tiếp tục theo học thần học ở Lismore. Năm 1127, ngài trở thành cha giải tội cho Cormac MacCarthy, hoàng tử của Desmond, người sau này trở thành Vua của Ái Nhĩ Lan. Ngài được phong làm Tổng Giám mục Armagh vào năm 1132. Thánh Malachi qua đời trong lúc hành hương Rôma lần thứ hai vào năm 1148. Ngài được Đức Thánh Cha Clemente III phong thánh vào ngày 6/7/1199. Điều kỳ diệu trong những lời tiên tri của Thánh Malachi là việc tiên đoán về ngày và giờ chết của chính ngài, và đã xảy ra đúng như thế.

    Thánh Malachi có ơn chữa lành giúp người bệnh tật. Ngoài ra, ngài còn có ơn bay bổng và ơn tiên tri thấu thị. Nhiều phép lạ đã xảy ra liên quan tới những mục vụ của Ngài. Ngài còn được ban cho ơn tiên tri, mà một trong nhưng lời tiên tri quan trọng nhất ngài nhận được trong một thị kiến ở Rôma vào năm 1139 liên quan đến những Vị Giáo Hoàng sau này - từ Đức Giáo Hoàng Innocent II cho tới thời kỳ tận cùng của thế giới. Ngài đã làm thơ để mô tả mỗi một Đức Giáo Hoàng, và đã trao bản viết tay cho Đức Giáo Hoàng Innocent II, và kể từ đó lời tiên tri của Ngài không được nhắc tới cho mãi đến năm 1590, thì được in ra sách, và đã trở thành điểm tranh luận nóng bỏng về tính chất nguyên thuỷ và chính xác của lời tiên tri. Theo như lời tiên tri của Thánh Malachi, thì chỉ còn 2 Đức Giáo Hoàng nữa sau Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thì tới tận cùng thời gian, mà Đức Giáo Hoàng cuối cùng sẽ mang danh hiệu "Thánh Phêrô thành Rôma".

    Thánh Malachi viết những lời tiên tri về các Đức Giáo Hoàng với những danh hiệu liên quan tới tên gọi nơi gia đình, nơi sinh, huy hiệu hay văn phòng đang nắm giữ trước khi được bầu lên Giáo hoàng. Một số đoạn viết là những lời tiên tri đa dạng được viết rất tài tình bởi lối dùng chữ. Thí dụ như, Đức Giáo hoàng Piô II làm Giáo Hoàng trong vòng 26 ngày vào năm 1503, được Thánh Malachi mô tả là "từ một người đàn ông nhỏ". Tên gia đình của ngài là Piccolomini, tiếng Ý nghĩa là "người đàn ông nhỏ". Thỉnh thoảng, quá khứ cá nhân của Đức Giáo Hoàng là một phần của biệt hiệu được viết bởi Thánh Malachi. Đức Giáo Hoàng Clement XIII (1758-1769) là người có những liên hệ với chính quyền Ý của bang Umbria và có huy hiệu là một bông hoa hồng, đã được Thánh Malachi mô tả với biệt hiệu là "Hoa hồng của Umbria".

    Thời gian qua đi đã chứng tỏ cho những người nghi ngờ về lời tiên tri của Thánh Malachi, vì những lời tiên tri của ngài đã thực sự chính xác đến độ làm ngạc nhiên người ta. Có tất cả 112 vị Giáo hoàng với những chân tính được liệt kê kể từ Đức Giáo Hoàng Celestine II năm 1143 cho tới thời tận cùng của thế giới.

    10 GIÁO HOÀNG SAU CÙNG

    1. Đức Giáo Hoàng Piô X 1903-1914, biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachi "Lửa Cháy", tên thật là Giuseppe Melchiarre Sarto. Trong thời gian ngài làm Giáo hoàng, lục điạ Âu châu bùng cháy cuộc chiến tranh như đám lửa cháy lan từ quốc gia này tới quốc gia khác cho mãi tới năm 1914, chiến tranh đã bao phủ toàn bộ lục điạ Âu châu.

    2. Đức Giáo Hoàng Benedict XV (1914-1922) biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachi "Tôn Giáo Tiêu Tàn", tên thật là Giacomo Della Chiesa. Đức Giáo Hoàng Benedict XV được biết đến là Đức Giáo Hoàng của chiến tranh, vì lửa chiến tranh bất hòa làn tràn khắp ra thế giới. Ngài đã chứng kiến chủ nghĩa cộng sản đi vào Liên Bang Sô Viết khiến đời sống tôn giáo bị tiêu huỷ, chiến tranh thế giới thứ nhất gây thương vong cho hàng triệu người Kitô giáo như trong cuộc tàn sát ở cánh đồng Flanders và ở nhiều nơi khác.

    3. Đức Giáo Hoàng Piô XI (1922-1939), biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachi "Đức tin sắt son", tên thật là Achilee Ratti. Là vị Giáo hoàng chứng kiến thế giới chuẩn bị cho một hậu quả của một cuộc chiến để chấm dứt các cuộc chiến. Ngài chứng kiến phong trào phá thai ở Âu châu ra đời, và sự phát triển của chủ nghĩa vô thần được giảng dạy cho các giới trẻ trong các trường đại học và đầu độc để loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi đầu óc những người công dân của một trật tự thế giới mới.

    4. Đức Giáo Hoàng Piô XII (1939-1958), biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachi "Mục tử thiên thần", tên thật là Eugento Pacelli. Ngài đã dành thời giờ trong thời gian đầu làm giáo hoàng trong lãnh vực ngoại giao của tòa thánh Vatican. Ngài là sự chọn lựa tự nhiên theo sau Đức Giáo hoàng Piô XI vì không có vị lãnh đạo giáo hội nào có đủ kinh nghiệm điều hành giáo hội, và với các lãnh đạo quốc gia trong cuộc xung đột thế giới.

    5. Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII (1958-1963), biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachi "Chủ chăn và thuỷ thủ", tên thật là Angelo Giuseppe Roncalli. Đức Gioan 23 là tổng Giám Mục Areoplis của Palestine trong khoảng thời gian khai sinh quốc gia Dothái, năm 1953 Đức Giáo Hoàng Piô XII phong ngài làm Hồng Y của Venice. Ngài được xem là vị Giáo hoàng được yêu mến nhất trong các Đức Giáo Hoàng cận đại. Những sử học gia tin rằng ngài được Thánh Malachi tiên tri là thuỷ thủ vì thành phố Venice là một thành phố nước. Thế nhưng cũng có thể khi ngài là tổng Giám mục của Palestine, ngài được coi là một "thuỷ thủ rao giảng" bởi vì miền đất của dân ngoại và Hồi giáo có liên quan trong lời tiên tri là "biển cả".

    6. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI (1963-1978), biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachi "Hoa của các loài Hoa" tên thật là Giovanni Battista Montini, Ngài làm Giáo hoàng 15 năm. Danh hiệu của ngài là ba bông hoa huệ Iris.

    7. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô I (1978-1978 - 33 ngày), biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachi "trăng bán nguyệt", tên thật là Albino Buciani, là vị Giáo hoàng chăn dắt Giáo hội trong thời gian ngắn nhất là 33 ngày. Khi ngài được bầu Giáo hoàng ngày 26/8/1978, là thời gian có trăng hình bán nguyệt. Trong thời gian ngài làm Giáo hoàng, sự nổi dậy của các nhóm Hồi giáo quá khích chống lại thế giới dân ngoại bùng nổ. Tổ chức OPEC dầu hỏa ra đời, và các quốc gia Ảrập dùng vũ khí dầu hỏa của họ để chống lại các quốc gia kỹ nghệ. Dấu hiệu của Hồi giáo là hình "trăng bán nguyệt".

    8. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (1978-2005), biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachi "Nhật thực" hay cũng còn có nghĩa là "Mặt trời lam lũ". Ngài là hoàng tử người Balan của Giáo hội Công giáo. Ngài là vị Giáo hoàng đã có công trong việc làm cho chủ nghĩa cộng sảng sụp đổ. Trong suốt 25 năm làm Giáo hoàng, ngài đã tông du nước ngoài trên 100 lần và cái chết lịch sử của Ngài đã lôi kéo trên 3 triệu người tham dự tang lễ. Ngày ngài sinh ra ngày 18/5/11920 vào buổi sáng có hiện tượng nhật thực trên toàn cõi Âu châu, và ngày ngài qua đời cũng có nhật thực bán phần trên vùng trời Bắc Mỹ.

    9. Đức Giáo Hoàng áp cuối cùng, biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachi là "Vinh Quang Cành Ô-liu". Điều kỳ diệu là Chúa Giêsu nói lời tiên tri về thời tận cùng cũng trên núi Ô-liu. Vị Giáo hoàng này chăn dắt Giáo hội trong thời kỳ khởi đầu sự bách hại mà Chúa Giêsu đã nói đến trong Kinh thánh. Vị Giáo hoàng này sẽ có liên quan tới cây/cành Ô-liu vẫn được xem là dấu chỉ của hòa bình, hay cũng có thể liên quan tới cây, trái ô-liu. Dòng thánh Benedict nói rằng vị Giáo hoàng này đến từ nhà dòng của họ, vì dòng còn được biết như là "những người của hòa bình". Thánh Benedictô đã nói tiên tri rằng trước ngày tận cùng của thế giới, nhà dòng của ngài sẽ chiến thắng dẫn dắt Giáo hội chống lại sự dữ.

    10. Đức Giáo Hoàng thứ 112 cuối cùng, biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachi "Phêrô thành Rôma". Lời tiên tri viết về vị Giáo hoàng thứ 112 này: "Trong thời kỳ bách hại sau cùng của Giáo hội La mã, Phêrô thành Rôma sẽ lên ngôi, người sẽ chăn dắt đoàn chiên giữa những cơn bách hại; sau khi một thành phố 7 đồi (tức Rôma) bị phá huỷ và một vị Quan Án kinh hoàng sẽ xét sử muôn dân."

    Trở ngại với những lời tiên tri được liệt kê trong sách Những Lời tiên tri của Thánh Malachi xuất bản bởi Thomas A. Nelson, một nhà sách xuất bản Công giáo thì bản nguyên thuỷ của Thánh Malachi chỉ có 111 Đức Giáo Hoàng, chứ không phải là 112 như trong bản màu nâu xuất bản sau này. Trong khoảng giữa ấn bản thứ nhất và ấn bản sau này thì vị Giáo hoàng 112 là Phêrô Thành Rôma được thêm vào trong lời tiên tri của Thánh Malachi.

    Mời vào Tin Vui Thời Điểm trên Mạng Lưới Dũng Lạc www.dunglac.org

    Mời đọc những bài viết liên hệ:

    - Những kẻ thua đau trong Tuần Thánh Năm 2010 (bài viết của Gs. Elizabeth Lev)

    - Đáp trả báo The New York Times (bài viết của Lm. Raymond J. de Souza) Lạm dụng tình dục bị khai thác với chủ đích vu khống Giáo Hội Công giáo (bài của Gs. Elizabeth Lev)

    -

    - Thay đổi nền văn hóa chức linh mục (của Lm. Raymond J. de Souza)


    Nói Lại Cho Đúng Về ĐGH Benedict Và Cuộc Khủng Hoảng Lạm Dụng Tính Dục

    Trong những ngày vừa qua đã có những soi mói tỉ mỉ và khắc nghiệt về quá trình của Đức giáo hoàng Benedict XVI trong việc giải quyết vụ khủng hoảng lạm dụng tính dục.

    Thay Đổi Nền Văn Hóa Trong Giáo Hội (bài của Lm. Raymond J. de Souza)

    Giáo hội đã nhận được nhiều lời chỉ dẫn, nhiều khuyến dụ, lên quan đến những tai tiếng về lạm dụng tình dục. Tuy nhiên, chỉ có hai chọn lựa đích thực: Giáo hội hoặc có thể trở thành nhiều tính Công giáo hơn, hoặc ít tính Công giáo hơn.



    Đặt lại vấn đề căn tính Công giáo - Phùng Văn Hóa
    Hiện người ta đang đánh phá giáo hội cách quyết liệt và mong cho nó sụp đổ. Thật vậy, trên trang nhất của tập đòan truyền thông hàng đầu nước Mỹ NBC đã đăng bài báo khiêu khích có nhan đề “Đánh mất tôn giáo, đạo Công giáo đang rối lọan.”
    - John Allen - Cuộc khổ nạn của Giáo hoàng Benedict (Sandro Magister): Cuộc tấn công đánh vào giáo hoàng Joseph Ratzinger, dùng vũ khí vụ tai tiếng gây ra bởi các linh mục thuộc Giáo hội của ngài, là một hằng lượng dưới triều đại giáo hoàng này.

    Tác giả: Tin Vui Thời Điểm, Lm. Trần Cao Tường
    Cám ơn quí vị, xin mời vào trang sau đây:
  • NGỌN NẾN NHỎ
  • This page is powered by Blogger. Isn't yours?