Egypt Israel Oct 2007




Bấm nút "Download Now"
để cài Windows Media Player. 
Windows Media Player 11
Download Now

Windows Media Download Center
 

Monday, July 12, 2010

NÓI LẠI CHO ĐÚNG VỀ ĐGH BENEDICT VÀ CUỘC KHỦNG HOẢNG LẠM DỤNG TÍNH DỤC


NÓI LẠI CHO ĐÚNG VỀ ĐGH BENEDICT VÀ CUỘC KHỦNG HOẢNG LẠM DỤNG TÍNH DỤC






Trong những ngày vừa qua đã có những soi mói tỉ mỉ và khắc nghiệt về quá trình của Đức giáo hoàng Benedict XVI trong việc giải quyết vụ khủng hoảng lạm dụng tính dục. Những tường trình từ nước Đức đã đặt 5 năm trong chức vụ giám mục giáo phận của ngài dưới ngọn đèn pha, và một mẩu tin của tờ The New York Times hôm thứ Năm tuần qua về trường hợp của linh mục Lawrence Murphy ở Milwaukee, cũng đặt ra câu hỏi về những năm tháng ngài đứng đầu Thánh bộ Tín lý Đức tin.

Tuy có một số người phàn nàn rằng tất cả những tin tức như thế chỉ có mục đích là để làm tổn thương đến giáo hoàng hoặc là/và cả giáo hội, nhưng việc nêu lên những câu hỏi này là hoàn toàn hợp pháp. Bất cứ vị nào liên quan đến việc lãnh đạo giáo hội ở những cấp bậc cao nhất và lâu dài như Benedict XVI, chắc không tránh khỏi việc phải mang một số trách nhiệm nào đó đối với tình trạng lộn xộn hiện giờ. Báo của chúng tôi, tờ National Catholic Reporter hôm nay kêu gọi tiết lộ đầy đủ hồ sơ về Đức giáo hoàng, và nay dường như quá đầy đủ rõ ràng rằng chỉ có một sự trong sáng như thế mới có thể giải quyết được những câu hỏi khó khăn hiện nay Benedict đang phải đối đầu.

Thế nhưng, lúc nào cũng thế, thương tổn đầu tiên của bất cứ cuộc khủng hoảng nào cũng là bối cảnh. Có ít nhất là ba phương diện trong hồ sơ của Benedict về cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục đang bị diễn giải sai lạc, hoặc ít ra đã có tính chất cẩu thả, trong các cuộc thảo luận hiện nay. Đem những điểm này ra ánh sáng cho rõ rệt, không phải là vấn đề gỡ rối cho Đức giáo hoàng, mà là nỗ lực tìm hiểu một cách đúng đắn xem quá trình chúng ta đã tiến tới giai đoạn hiện nay như thế nào.

Do đó, dưới đây là ba phụ chú để tìm hiểu hồ sơ của Benedict về cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục.

1- Không phải là “Người Tiền Phương”

Trước hết, một số tin tức trên báo chí chủ trương rằng Hồng y Joseph Ratzinger lúc đó là chủ tịch của một văn phòng tại Vatican có trách nhiệm giải quyết cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục, suốt một phần tư thế kỷ, từ năm 1981 cho đến khi được bầu chọn làm giáo hoàng vào tháng 4 năm 2005, và do đó ngài có trách nhiệm về bất cứ điều gì Vatican đã làm hay đã không làm suốt toàn bộ thời gian đó. Điều này không đúng.

Sự thật là Ratzinger đã không có bất cứ một trách nhiệm trực tiếp nào trong việc điều hành toàn bộ đáp ứng của Vatican đối với cuộc khủng hoảng này cho mãi tới năm 2001, 4 năm trước khi trở thành giáo hoàng.

Do tự sắc (motu proprio) của Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II ban hành năm 2001 nhan đề Sacramentorum sanctitatis tutela, các giám mục mới buộc phải gửi báo cáo về trường hợp các linh mục bị cáo buộc tội lạm dụng tính dục đến Thánh bộ Tín lý Đức tin. Trước thời gian đó, hầu hết các vụ liên quan đến lạm dụng tính dục không hề được báo cáo về Rome. Trong những trường hợp họa hiếm mới xảy ra, khi một giám mục muốn giải trừ tác vụ của một linh mục lạm dụng, trái với ý muốn của linh mục này, thì tiến trình liên quan đến giáo luật đó sẽ được một trong các toà án của Vatican thụ lý, chứ không phải văn phòng của Ratzinger.

Trước năm 2001, Thánh bộ Giáo lý Đức tin chỉ can thiệp vào những trường hợp rất họa hiếm khi vụ lạm dụng tính dục xảy ra trong phạm vi tòa giải tội, vì lý do một toà án giáo luật dưới quyền Thánh bộ phụ trách chuyên giải quyết những vụ liên quan đến việc lạm dụng bí tích giải tội. Chẳng hạn, trường hợp Linh mục Marcial Maciel Degollado, người sáng lập Legionaries of Christ (Đạo binh Chúa Kitô), đã được kết thúc nơi Thánh bộ này, và cũng là lý do tại sao tòa tổng giám mục Milwaukee đã chuyển thẳng vụ Linh mục Lawrence Murphy tới đó.

Chắc chắn người ta có thể hỏi rằng văn phòng của Ratzinger đã giải quyết những vụ đặc biệt ấy như thế nào, và hồ sơ dường như chậm chạp, mâu thuẫn đến mức đau đớn nếu so sánh với cách thức những cáo buộc tương tự được giải quyết trong thời gian hiện nay. Hơn nữa, Ratzinger đã là một viên chức cao cấp của Vatican từ năm 1981 trở đi, và do đó ngài phải chia sẻ sự thất bại liên đới tại Rome trong việc đánh giá tình hình nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng cho đến khi đã quá ư là muộn màng.

Tuy nhiên, sẽ là điều không đúng, nếu cho rằng Ratzinger là người “tiền phương” của Vatican về vụ lạm dụng tính dục trong khoảng gần 25 năm, và kết lỗi cho ngài đã hành xử sai mọi vụ việc xảy ra từ năm 1981 đến 2001. Trước năm 2001, cá nhân Ratzinger chẳng có liên quan gì đến đại đa số các vụ lạm dụng tính dục cả, ngay cả đến những tỷ lệ nhỏ các vụ được đưa về Rome xét xử.

2- Lá thư năm 2001

Trong một số tin tức và bình luận, một lá thư của Ratzinger vào tháng 5 năm 2001 gửi cho các giám mục trên thế giới, nhan đề De delictis gravioribus, được gán cho là “bằng chứng” chứng tỏ rằng Ratzinger đã âm mưu cản trở việc báo cáo các vụ lạm dụng tính dục của linh mục cho cảnh sát hoặc các viên chức dân sự, bằng cách ra lệnh cho các giám mục phải giữ bí mật các vụ đó.

Lá thư chỉ thị rằng một số tội ác nghiêm trọng, gồm cả lạm dụng tính dục đối với vị thành niên, phải được báo cáo cho Thánh bộ Tín lý Đức tin, và những vụ như thế là “vấn đề bí mật thuộc giáo hoàng.” Tuy nhiên, Tòa thánh Vatican nhấn mạnh rằng việc giữ bí mật như thế chỉ áp dụng vào các thủ tục kỷ luật nội bộ của giáo hội, và không có ý định ngăn cản ai báo cáo những vụ này cho cảnh sát hoặc các nhà chức trách dân sự. Xét theo kỹ thuật, những điều đó là đúng, bởi vì trong lá thứ năm 2001 này không có chỗ nào cấm đoán việc báo cáo vụ lạm dụng tính dục lên cảnh sát hoặc các công tố viên dân sự.

Trong thực tế, ít có giám mục nào cần đến một sắc lệnh hợp pháp từ Rome truyền cho họ không được nói công khai về lạm dụng tính dục. Đó đơn thuần chỉ là văn hóa của giáo hội vào lúc ấy, làm cho cuộc săn đuổi một “bằng chứng” trở thành chẳng khác gì là đánh lạc hướng vấn đề. Sửa chữa một văn hóa – nền văn hoá mà Vatican chắc chắn đồng thuận như bất cứ ai khác, nhưng là thứ văn hóa đã lan rộng và ăn rễ sâu ra cả bên ngoài Rome – chẳng bao giờ chỉ đơn giản như hành động bãi bỏ một đạo luật và công bố một đạo luật khác.

Đặt chuyện đó ra một bên, đây là điểm chính yếu về lá thư năm 2001 của Ratzinger: Lá thư chẳng phải là một phần gây ra vấn đề, mà lúc đó nó được hoan nghênh rộng rãi như một bước ngoặt để tiến đến giải pháp. Nó đánh dấu việc công nhận ở Rome, lần đầu tiên, vấn đề lạm dụng tính dục là trầm trọng như thế nào, và đòi hỏi Vatican phải dấn thân trực tiếp vào. Vào thời điểm trước tự sắc (motu proprio) năm 2001 và lá thư của Ratzinger đó, không có gì rõ rệt là có người ở Rome đã công nhận trách nhiệm phải giải quyết cuộc khủng hoảng; chỉ từ lúc đó trở về sau, Thánh bộ Tín lý Đức tin mới giữ vai trò lãnh đạo.

Bắt đầu từ năm 2001, Ratzinger bó buộc phải duyệt xét tất cả các hồ sơ khả tín về mỗi linh mục bị tố cáo tội lạm dụng tính dục ở bất cứ nơi nào trên thế giới, do đó ngài có được ý thức về nội dung vấn đề gần như không ai trong Giáo hội Công giáo có được. Trong một bài báo mới đây tôi đã tóm tắt cái “kinh nghiệm chuyển đổi” mà Ratzinger và nhân viên của ngài kinh qua sau năm 2001. Trước đó, ngài chỉ như bất cứ vị hồng y nào ở Rome trong hành động chối bỏ; sau kinh nghiệm duyệt xét các hồ sơ, ngài bắt đầu nói công khai về những điều “ô trọc” trong giáo hội, và các nhân viên của ngài trở thành mạnh mẽ hơn nhiều trong việcc truy tố những người lạm dụng.

Đối với những người đã theo dõi đáp ứng của giáo hội đối với cuộc khủng hoảng, thì lá thư năm 2001 của Ratzinger do đó được coi như là một hành động nhận chịu trách nhiệm quá chậm chạp của Tòa thánh, và là khởi đầu của một đáp ứng năng nổ hơn nhiều. Dĩ nhiên, đáp ứng như thế có đủ không, lại là một vấn đề cần phải được tranh biện một cách công bằng, nhưng giải thích lá thư năm 2001 của Ratzinger không hơn không kém như là làn hơi cuối cùng trong những âm mưu xưa cũ nhằm chối bỏ hoặc giấu giếm sự việc, là điều sai sự thực.

3- Những phiên tòa xử theo giáo luật

Phó chủ tịch cao cấp dưới quyền Ratzinger tại Thánh bộ Tín lý Đức tin phụ trách các vụ lạm dụng tính dục, là Đức ông Charles Scicluna, người xứ Malta, mới đây trong cuộc phỏng vấn dành cho một tờ báo Công giáo nước Ý, có nói rằng trong hơn 3000 vụ chuyển đến Rome, chỉ có 20% là được xét xử hoàn toàn theo giáo luật. Theo một số tin tức trên báo chí, kể cả tin của báo The New York Times hôm thứ Năm, con số này đã được trưng dẫn như là bằng chứng rằng Vatican đã “không có hành động” nào.

Tuy nhiên, lại một lần nữa, những ai đã theo dõi sít sao câu chuyện, lại gần như có cảm tưởng ngược lại.

Trở lại thời gian vào tháng 6 năm 2002, khi các giám mục Mỹ đầu tiên đề nghị với Rome một số các quy định mới theo giáo luật, trọng tâm là chính sách “sai phạm một lần là loại bỏ”, khởi thuỷ các ngài muốn tránh việc tất cả các trường hợp đều được xét xử theo giáo luật. Thay vào đó, các vị này muốn dựa vào năng quyền quản trị của giám mục để giải trừ một linh mục vĩnh viễn khỏi tác vụ. Đó là bởi vì họ đã có kinh nghiệm về các vụ xét xử tại Rome trong nhiều năm trước, thường là chậm chạp, phức tạp và kết quả ít khi chắc chắn.

Điển hình nhất, các giám mục, các chuyên gia thường nêu lên vụ linh mục Anthony Cipolla ở Pittsburgh, trong thời gian Donald Wuerl còn làm giám mục tại địa phương (nay ngài đã là Tổng giám mục Washignton). Năm 1988, Wuerl đã di chuyển Cipolla khỏi tác vụ linh mục sau những cáo buộc về lạm dụng tính dục. Cipolla liền chống án về Rome. Tại đây cơ quan Apostolic Signotura, trong vai trò tòa án tối cao của Vatican, ra lệnh cho Cipolla được hồi phục tác vụ linh mục. Thế rồi chính Wuerl đem trường hợp này về lại Rome và lần này thắng thế. Tuy vậy, kinh nghiệm về vụ này làm cho nhiều giám mục Hoa kỳ có cảm tưởng rằng các vụ xét xử theo giáo luật lâu dài như thế không phải là cách thức để giải quyết những trưởng hợp này.

Khi các quy định mới của Mỹ được đưa tới Rome, chúng gặp phải chống đối, chính bởi vì nguyên tắc là mọi người đáng được xét xử công bằng tại tòa án – đây là một thí dụ khác nữa, dưới mắt những người phê phán, cho thấy là Vatican quan tâm đến quyền lợi của các linh mục phạm tội lạm dụng hơn các nạn nhân. Một ủy ban đặc biệt của các giám mục Mỹ và các viên chức cao cấp của Vatican đã tạo ra một thỏa hiệp, là Thánh bộ Tín lý Đức tin sẽ sắp xếp các vụ theo từng trường hợp một và quyết định những vụ nào sẽ được gửi trả lại để xét xử đầy đủ.

Lúc đó người ta sợ rằng Thánh bộ sẽ nhấn mạnh đến việc xét xử hầu hết mọi trường hợp, và như thế sẽ kéo dài thể thức điều hành công lý cũng như sự kết thúc đối với các nạn nhân đến gần như vô hạn định. Tuy nhiên, cuối cùng, chỉ có 20% trường hợp được chuyển về để xét xử, trong khi đó, đối với cả khối lượng những vụ việc, tức là 60%, các giám mục được quyền áp dụng các biện pháp hành chánh tức khắc, vì bằng chứng tỏ ra quá đủ.

Sự kiện là chỉ có 20% các vụ được đem ra xét xử hoàn toàn theo giáo luật đã bị hô hoán lên như là hành động chậm trễ của Rome khi nhu cầu phải có công lý nhanh chóng và bảo đảm, và như là một thắng lợi đối với tiến trình quá khích hơn nơi người Mỹ đối với cuộc khủng hoảng. Nhưng cũng nên chú ý rằng việc bỏ qua không xét xử cũng đã bị chỉ trích bởi một số luật gia về giáo luật và các viên chức tại Vatican, coi như là một sự phản bội các hình thức bảo vệ những tiến trình cần có của giáo luật.

Như vậy, mô tả rằng con số 20% là dấu hiệu của “không hành động” đã chẳng giúp được gì mà dường như lại là điều mỉa mai trào lộng đối với những ai để tâm chú ý theo dõi. Quả thực, xử lý 60% vụ việc chỉ bằng nét sổ của ngòi bút nơi một vị giám mục thì, cho đến nay, thường đã được nêu ra như là bằng chứng của hành động quá đáng và khắc nghiệt nơi Ratzinger và các vị phụ tá của ngài.

Hiển nhiên là, không có gì trong những điều này gợi ý rằng cách thức hành xử của Benedict đối với cuộc khủng hoảng – tại Munich, tại Thánh bộ Tín lý Đức tin, và trong cương vị giáo hoàng – là có tính cách gương mẫu phần nào. Cần phải đưa ra những tính toán xem nếu như vị giáo hoàng này, và giáo hội ngài đang lãnh đạo, có hy vọng tiến lên về phía trước hay không Tuy vậy, để cho cuộc phân tích đó có được tính cách xây dựng, trái ngược lại với hành động đổ dầu thêm vào sự phân cực và lộn xộn rối ren, điều quan trọng là phải nói lại những sự việc xảy ra cho đúng.

Nguồn: John Allen/National Catholic Reporter.





Tác giả: Phạm Hoàng Nghị
Comments: Post a Comment

<< Trở Về Trang Chính - Home Page
Cám ơn quí vị, xin mời vào trang sau đây:
  • NGỌN NẾN NHỎ
  • This page is powered by Blogger. Isn't yours?