Egypt Israel Oct 2007




Bấm nút "Download Now"
để cài Windows Media Player. 
Windows Media Player 11
Download Now

Windows Media Download Center
 

Sunday, August 21, 2005

XA NHÀ

Elizabeth V. Nguyễn



Tôi luôn có cảm tưởng rằng Thiên Chúa cho tôi mượn con cái tôi
cho đến khi chúng khoảng 18 tuổi.
Nếu tôi chưa chứng tỏ điều gì với chúng lúc đó
thì coi như đã quá trễ rồi.

Betty Ford




Mỗi năm vào giữa tháng 8 hay đầu tháng 9, phụ huynh nhộn nhịp đưa con vào trường để đi học.

“Em sẽ không khóc,” tôi bảo với chồng khi tôi rời khỏi buổi họp về sự hướng dẫn phụ huynh được tổ chức nhiều tháng trước khi con gái tôi sắp tham dự đại học vào mùa thu sắp tới.

Có thể những người mẹ khác sắp khóc sau khi con cái họ ở lại nội trú, ngoại trừ tôi. Tôi nhìn chung quanh ngôi biệt thự với những người mẹ khác, tự hỏi người mẹ nào sắp khóc đây. Tôi nghĩ, tôi sẽ không cần một hộp giấy khi thời gian đến để nói từ giã đứa con gái Út của tôi. Tại sao phải khóc sướt mướt chỉ vì con xa nhà đi học và trưởng thành?

Chúng tôi trải qua một buổi chiều lắng nghe phụ huynh của những lớp đi trước nói về cuộc sống của cha mẹ sẽ thay đổi như thế nào, khi con cái họ rời nhà vào đại học. Một người mẹ báo động rằng chúng tôi sẽ khóc sướt mướt suốt trên đường về nhà.

Tôi thúc cùi chỏ chồng tôi, “Thật kỳ cục,” tôi nói. “Tại sao họ phóng đại một việc nhỏ nhoi như thế?” Đối với tôi được làm mẹ thật quan trọng, nhưng để khóc lóc như thế, không phải là điều đáng nói! Tôi có việc làm, có nhiều bạn, và có một đời sống!

Thanh, đứa con gái út và tôi “tấn công” nhau suốt mùa hè. Tôi không thích cách con bé nói nó không thể đợi để rời bỏ nhà như thế nào, giống như việc nó ở chung với chúng tôi trong thời gian qua là một tù ngục, giam hãm. Con tôi ghét cách tôi cằn nhằn nó về việc quét dọn nhà cửa và lau chùi chén bát, cách tôi càu nhàu khi tôi cần dùng điện thoại và bị kẹt đường dây vì nó già chuyện, cách tôi hạch hỏi nó đi đâu sau khi đi chơi với bạn bè về. Khi con bé đúng 18 tuổi, nó không cần phải thông báo với mẹ mỗi năm phút.

Tháng chín, tôi thường gặp bạn tôi ở thư viện, chị Trúc. Chị nhớ lại những tuần trước, con gái chị rời nhà để vào đại học mới đây.

“Chúng tôi tranh chấp suốt mùa hè,” chị nói. “Tôi nghĩ đó là cách chúng tôi làm quen với ý kiến về cách sống xa nhau. Khi bạn luôn cãi vả và nổi giận thì khi con ra đi, bạn không còn cảm thấy quá tệ nữa.”

Tôi suy tư trả lời, “Và con bé cũng sẽ không cảm thấy quá tệ về việc rời gia đình khi cô giận dữ với mẹ.”

Đúng vào ngày di chuyển đến trường, vợ chồng tôi giúp đỡ con khuân vác đồ đạc lên xe, và đem xuống, mở những thùng quần áo và chứa những vật dụng đâu vào đó nơi nó ở nội trú. Tôi trải tấm khăn phủ giường cho con và chồng tôi dọn dẹp ngăn tủ để quần áo, sách vở cho con.

Sau khi ăn trưa, chúng tôi từ giã, ôm nhau ở góc phố, và chúng tôi lái xe ra về.

“Người đàn bà ở buổi nói chuyện cho phụ huynh đã lầm,” tôi nghĩ. “không quá tệ lắm.”

Hai ngày sau đó, tôi bước vào phòng của con tôi. Cánh cửa mở, cái giường đã làm sẵn sàng và mọi hình ảnh thời thơ ấu của những năm thiếu nữ của con đã mất. Bất chợt, một sự lắng đọng trong tôi: con tôi đã ra đi rồi!

Sau đó, tôi hút bụi phòng con gái tôi và nghĩ... tôi nghe ai đó gọi, “Mẹ,” rồi tôi tắt máy hút bụi để lắng nghe những tiếng bước chân tiến về phía cánh cửa, để đáp lại tiếng gọi của con. Nhưng tôi nhận ra, tôi một mình ở trong nhà. Thanh không còn ở nhà nữa và không có gì giống như xưa nữa.

Tôi ao ước được nghe tiếng con tôi. Tôi muốn biết con tôi đang làm gì. Tôi muốn con ngồi bên cạnh giường tôi lúc về đêm giống như con thường làm và kể cho tôi nghe mọi sự, lớp học, thầy cô, bạn bè, bạn trai nó thích, những bạn trai đã thích con tôi...

“Việc gì xảy ra vậy em?” Chồng tôi hỏi khi anh bước vào nhà. Tôi đang cắt rau cải để xào. Anh nhìn chăm chăm vào mặt tôi, “Em khóc phải không?”

“Không anh, chắc tại củ hành,” tôi chảy mũi khi nước mắt tuôn trào.

Sau buổi ăn tối, tôi nói với chồng, “Chúng ta gọi con đi anh. Có lẽ con đang mong chúng mình gọi.”

“Chỉ mới hai ngày,” chồng tôi nói, “Hãy cho con một tuần dọn dẹp chuẩn bị đâu đó đã.”

Dĩ nhiên, anh nói đúng. Tôi không muốn là một người mẹ tò mò. Tôi nhớ lại những điều xảy ra khi tôi 18 tuổi xa nhà lần đầu tiên. Tôi gặp gỡ nhiều bạn bè, học nhiều ý kiến mới, tạo nhiều liên hệ mới. Tôi phải để cho con tôi khoảng cách nó cần.

Nhưng rồi... điện thoại reo....

“Chào mẹ,” Thanh nói. “Mẹ có thể gởi cho con một số hình ảnh để dán lên tờ bản tin của con không? Và một vài hình ảnh của thú vật nữa?

Thanh muốn con “Teddy Bear.” Thanh muốn một tấm ảnh của cha mẹ, một của đứa em trai. Nàng thích ở trường, nhưng nàng cũng nhớ chúng tôi nữa. Rồi Thanh bắt đầu kể chuyện ở trường cho chúng tôi nghe, ở lớp học, thầy cô và bạn bè, những bạn trai nàng ưa thích, và những bạn trai thích nàng...


***



Xa nhà để nhung nhớ và trưởng thành.
Xa nhà để thấy tình thương thiếu vắng và biết vun xới tình thương tròn đầy.
Xa nhà để yêu thương nhau đậm đà và biết tri ân nhau thắm thiết hơn.
Comments: Post a Comment

<< Trở Về Trang Chính - Home Page
Cám ơn quí vị, xin mời vào trang sau đây:
  • NGỌN NẾN NHỎ
  • This page is powered by Blogger. Isn't yours?